Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao
4 lượt xem
Câu 2: Trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1
Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao đây:
a, Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
b, Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bài làm:
a,
- Tính cụ thể: Câu ca dao là lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn oàn trong một đêm chia tay giã hội. Ngôn từ được sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng)
- Tính cảm xúc : Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, nhớ nhung, thương mến. Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình… có nhớ ta, ta nhớ…
- Tính cá thể : Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể là chàng trai cô gái. Những người đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, tình cảm mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.
b,
- Tính cụ thể: Câu ca dao là một lời tỏ tình trong lao động, là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường. Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà). Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).
- Tính cảm xúc : Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lời lao động).
- Tính cá thể :Hình ảnh một chàng trai lao động trong ca dao hiện lên thật mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh
- Chọn một trong những đề tài trên trình bày trước lớp
- Ý nghĩa của “nỗi thẹn” trong câu thơ cuối “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo
- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn văn
- Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh / chị cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Soạn văn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- Anh (chị) hiểu vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với sô phận Tiểu Thanh?
- Tóm tắt truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm
- Tìm sự tương đồng giữa đoạn thơ sau đây của “Truyện Kiều” và chỉ ra điểm tương đồng với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”.
- Nội dung chính bài Uy-lít-xơ trở về
- Nội dung chính bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ