Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn văn

  • 1 Đánh giá

Câu 2: (Trang 88 - SGK Ngữ văn 10) Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn văn sau:
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ ! - Thị liếc mắt, cười tít.

Bài làm:

Đây là ngôn ngữ nói đã được nhà văn đưa vào văn bản truyện. Ngôn ngữ ở đây là ngôn ngữ của người nông dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ: sinh động, mang tính khẩu ngữ rất rõ.

  • Sử dụng các từ ngữ trong ngôn ngữ nói hàng ngày như: mấy, có khối, sợ gì, nói khoác, đằng ấy, cười tít…
  • Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy…
  • Các từ tình thái: có khối…đấy, đấy, sợ gì…
  • Miêu tả các cử chỉ điệu bộ cùng với lời nói như: đẩy vai, cười ( nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy…
  • Sử dụng các từ ngữ của ngôn ngữ nói: mấy (giò), nói khoác, sợ gì, đằng ấy, có khối…
  • Về câu: sử dụng các kết câu trong ngôn ngữ nói: Có… thì, Đã… thì, …
  • Đoạn trích còn sử dụng nhiều câu tỉnh lược: Có khối cơm trắng với giò đấy

  • 25 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021