Tóm tắt các giá trị của văn học dân gian
Câu 3 (Trang 19 - SGK) Tóm tắt các giá trị của văn học dân gian.
Bài làm:
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức)
- Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn.
- Tri thức dân gian thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động nên nó mang tính chất nhân đạo, tiến bộ, khác biệt và thậm chí đối lập với quan điểm của giai cấp thống trị cùng thời.
2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo làm người
- Văn học dân gian là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người với quan niệm của dân gian “ở hiền gặp lành”, yêu thương con người và đấu tranh để giải phóng con người khỏi áp bức bất công, bất hạnh.
- Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp:
- Tình yêu quê hương, đất nước.
- Lòng vị tha, đức kiên trung.
- Tính cần kiệm, óc thực tiễn,...
3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
- Văn học dân gian là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc.
- Khi văn học viết chưa phát triển, văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo.
- Khi văn học viết phát triển, văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, phát triển song song, làm cho văn học viết trở nên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh khi diễn ra sự việc
- Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
- Nội dung chính bài Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Nhận xét về tầm nhìn của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Vì sao có sự thay đổi ấy?
- Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới
- Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói cuối truyện của thầy lí
- Soạn văn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày
- Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó
- Nội dung yêu nước được thể hiện như thế nào qua các tác phẩm Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương và "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" của Thân Nhân Trung
- Trong đoạn trích có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông Trời, được ông bày cách đánh thắng Mtao Mxây. Theo anh/chị, vai trò của thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
- Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng
- Cảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ" Nhàn"