Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong đoạn trích
Câu 2: Trang 135- sgk Ngữ văn 10 tập 1
Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong đoạn trích sau:
(1)
Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(2)
Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta đến một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.
(3)
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(4)
Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên bờ
(5)
Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay đã trôi mất
Bài làm:
(1) Phép ẩn dụ: " lửa lựu" chỉ màu hoa lựu nở đỏ như lửa, qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt cảnh vật mùa hè
(2) Phép ẩn dụ:" thứ văn nghệ ngòn ngọt", " sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật"," tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại" qua đó thể hiện sự lãng mạn, thoát li hiện thực của văn chương.
(3) Phép ẩn dụ:" giọt long lanh" thể hiệu là giọt sương , giọt nắng , giọt mưa xuân … Đó chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được kết tủa lại qua đó thể hiện sức sống của mùa xuân mãnh liện tràn đầy.
(4) Phép ẩn dụ:" thác" chỉ những khó khăn trở ngại và phép ẩn dụ :" thuyền" chỉ ý chí, nghị lực của con người
(5) Phép ẩn dụ:" phù du" để chỉ cuộc sống tạm bợ, trôi nổi, không có ích; phép ẩn dụ:"phù sa" : chất màu mỡ, ẩn dụ chỉ cuộc sống có ích.
Xem thêm bài viết khác
- Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam và mục Tiểu dẫn của bài này,...
- Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?
- Nội dung chính bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- Cây lau chứng kiến việc nàng Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết văn bản kể lại câu chuyện đó theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba (mở rộng truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ).
- Nội dung chính bài Cảnh ngày hè
- Điền tiếp vào sau các câu mở đầu Thân em như… và Chiều chiều… để thành những bài ca dao trọn vẹn
- Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh dưới đây
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cảm xúc mùa thu
- Soạn văn bài: Trình bày một vấn đề
- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo
- Phân tích nội dung yêu nước qua các tác phẩm viết về lịch sử (Những đoạn trích từ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên)
- Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945