Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc - sông Trường Giang - Dương Châu), thời gian...
Câu 1: trang 144 sgk Ngữ Văn 10 tập một
Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc - sông Trường Giang - Dương Châu), thời gian (tháng ba - mùa hoa khói) và con người (cố nhân...) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn?
Bài làm:
- Không gian được mở ra bằng các địa danh lầu Hoàng Hạc (địa danh quen thuộc trong thơ ca xưa và cũng là biểu tượng xuất hiện trong những cuộc chia ly từ muôn thuở), sông Trường Giang (dòng sông lớn, rộng, đối diện lầu Hoàng Hạc, cũng đã đi vào thơ ca của thi sĩ từ bao đời nay) và Dương Châu (là đô thị phồn hoa vào loại bậc nhất ở thời Đường lúc bấy giờ, cũng là nơi mà Mạnh Hạo Nhiên sẽ đặt chân tới). Người đọc có thể hình dung về hình ảnh Lý Bạch đứng lặng người trên lầu Hoàng Hạc để nhìn theo bóng con thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến Dương Châu, băng qua dòng Trường Giang mênh mông, rộng lớn. Không gian như được mở ra bốn phía, tầm mắt như không có điểm dừng khiến cho nỗi buồn của thi sĩ được nhân lên gấp bội.
- Thời gian: vào tháng ba - mùa hoa khói. Thời điểm Mạnh Hạo Nhiên và Lý Bạch chia tay ở lầu Hoàng Hạc là khi mùa xuân vẫn đang hiện hữu với những làn khói sóng trên sông. Khói sóng cũng là hình ảnh biểu trưng cho cuộc sống phồn hoa, sung túc ở chốn đô thị Dương Châu.
- Con người được nhắc tới qua từ "cố nhân" - người bạn tri âm, tri kỉ đã từng gắn bó và thân thiết với nhau nay đã phải chia tay để đến một vùng đất mới.
=> Khung cảnh được hiện lên là một bức tranh đẹp, thơ mộng với làn khỏi sóng quấn quít, vấn vương trên sông Trường Giang và cả cái nhôn nhịp của thuyền bè qua lại tập nập, của cảnh đẹp nổi tiếng Hoàng Hạc Lâu nhưng những điều ấy cũng không đủ để làm vơi đi nỗi buồn trong lòng của tác giả. Bởi, khung cảnh ấy cũng đã ghi dấu một sự kiện buồn, một cuộc chia li giữa ông và người bạn thân thiết nhất của mình - Mạnh hạo Nhiên
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Nhập vai Uy-lít-xơ, anh (chị) hãy kể lại cảnh nhận mặt ấy.
- Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Hãy phân tích và làm sáng tỏ
- Từ những điều đã phân tích, hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử’’ của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân thần kì hóa như thế nào?
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh/chị
- Tâm trạng Uy-lít-xơ khi trở về gặp vợ biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?
- Qua chùm ca dao đã học, anh/chị thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó co nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết
- Anh (chị) hiểu vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với sô phận Tiểu Thanh?
- Nội dung chính bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ A Cổ với một ông già) và trả lời câu hỏi
- Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh dưới đây
- Hãy nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một đoạn trích