Soạn văn bài: Văn bản (tiếp theo)
Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm và phong cách văn bản. Trong bài học này, KhoaHoc sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm các bài tập phần luyện tập. Mời các bạn cùng tham khảo
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn. Các câu trong văn bản có sự kiên kết chặt chẽ, đồng thời câu văn được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 37 – SGK) Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới
Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ảnh hưởng đến mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng.
(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành)
a. Phân tích tính thống nhất chủ đề của đoạn văn.
b. Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn.
c.Đặt nhan đề cho đoạn văn.
Câu 2 (Trang 38 – SGK) Sắp xếp những câu sau đây thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc; sau đó đặt cho văn bản một nhan đề phù hợp:
(1) Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời Chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
(2) Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc.
(3) Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
(4) “Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
(5) ”Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của Cách mạng và Kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người.
Câu 3 (Trang 38 – SGK) Viết tiếp câu để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó lại đặt nhan đề cho văn bản này.
Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng.
Câu 4(Trang 38 – SGK) Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính. Anh/chị hãy viết một lá đơn đáp ứng những yêu cầu của văn bản hành chính.
Xem thêm bài viết khác
- Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh dưới đây
- Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?
- Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
- Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao sau: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Nội dung chính bài Nhàn
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm điều gì
- Nhận xét về tầm nhìn của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Vì sao có sự thay đổi ấy?
- Đọc văn bản Hội nghị Diêm Hồng và trả lời các câu hỏi: Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Điền tiếp vào sau các câu mở đầu Thân em như… và Chiều chiều… để thành những bài ca dao trọn vẹn
- Nếu cần thuyết minh bài Tỏ lòng ( Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão anh chị chọn hình thức kết cấu nào