Nội dung chính bài Tổng quan văn học Việt Nam
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tổng quan văn học Việt Nam". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Văn học Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua từng thời kì, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.
- Văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm, thẩm mĩ, tiếng mẹ đẻ.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Các bộ phận hình thành văn học Việt Nam
- Văn học dân gian:
- Văn học dân gian kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên; miêu tả thiên nhiên đầy tươi đẹp, thân thiết và gần gũi với đời sống của con người.
- Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Gồm những thể loại thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo..
- Đặc trưng của văn học dân gian là mang tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Ví dụ 1: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Lang Liêu...
- Văn học viết:
- Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
- Hệ thống chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
- Thể loại: từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (truyện kí, tiểu thuyết chương hồi, thơ cổ phong, thơ Đường luật, văn biền ngẫu…). Từ đầu thế kỉ XX đến nay, loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, kí; loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca; loại hình kịch có kịch nói, kịch thơ…
Ví dụ: Truyện Kiều, Quốc âm Thi tập...
2. Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam
- Văn học trung đại
- Văn học trung đại gắn vẻ đẹo của thiên nhiên với quan niệm thẩm mỹ của con người.
- Tồn tại chủ yếu từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
- Văn tự: văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
- Hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá và văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á ; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là văn học Trung Quốc, Ấn Độ.
Ví dụ: Chinh phụ ngâm ( Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Vũ trungtùy bút (Phạm Đình Hổ), Thường kinh kí sự (Lê Hữu Trác)..
- Văn học hiện đại
- Văn tự: chữ quốc ngữ
- Thời gian: đầu thế kỉ XX và vận động, phát triển cho tới ngày nay
- Tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, văn học ngày càng mở rộng, đã tiếp tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới để đổi mới.
Ví dụ: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (truyện kí, 1941); Sóng gầm (tiểu thuyết, 1961); Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, 1963); Bước đường viết văn của tôi (hồi kí, 1971); Một tuổi thơ văn (hồi kí, 1973); Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, 1981 – 1993 ).
3. Con người Việt Nam qua văn học
- Văn học là nhân học.Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
- Quan hệ với thế giới tự nhiên.
- Quan hệ với các quốc gia dân tộc.
- Quan hệ xã hội và trong ý thức phát triển về bản thân.
Ví dụ: Văn học giúp con người biết yêu thương, gắn bó với nhau hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Soạn văn bài: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Soạn văn bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Nội dung chính bài Ra-ma buộc tội
- Trong đoạn trích có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông Trời, được ông bày cách đánh thắng Mtao Mxây. Theo anh/chị, vai trò của thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tấm Cám
- Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà anh/chị trực tiếp chứng kiến (cụ thể là đôi bạn giúp nhau học tốt, vượt qua khó khăn)
- Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn
- Phân tích nội dung yêu nước trong sáng tác của Nguyễn Trãi qua “Bình Ngô đại cáo” và “Cảnh ngày hè”
- Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước
- Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.