Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
Câu 2: (Trang 94 - SGK Ngữ văn 10) Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
Bài làm:
- Trong đoạn trích không diễn tả tâm trạng của Chị nhiều vì đây là đoạn thơ lời của Anh nhưng qua việc thể hiện nội tâm, hành động của Anh thì ta cũng nhận ra được nỗi niềm của Chị như thế nào. Bị ép lấy chồng nỗi oan ức, tủi cực biết đến nhường nào, Chị đành gậm đắng nuốt cay. Chị chân bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông anh”, chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn,… chính từ các tâm trạng ấy mà cứ mỗi lần qua một cánh rừng chị đều lấy đó là cái cớ để mà dừng lại đợi chờ anh.
- Tất cả những hành động, tâm trạng đó của cô gái không được cô thốt thành lời mà chỉ qua những cảm nhận của chàng trai. Bằng tình yêu của mình anh dõi theo từng ánh nhìn của người con gái, nghe được sự ngập ngừng trong bước chân của cô, anh cảm nhận được tình cảm đong đầy trong những hành động ngỡ chừng vô ý kia của cô nữa… lời thơ đầy trìu mến, thương yêu. Nó chứng tỏ tình yêu sâu đậm của chàng trai dành cho người yêu của mình. Anh cảm nhận được tình yêu của cô gái dành cho mình, điều đó cũng đồng thời chứng tỏ sợi dây tình cảm của hai người bền chặt, quyết luyến không muốn rời. Người đọc hẳn không khỏi xúc động xót thương cho một cuộc tình đẹp phải chia lìa, chính xã hội ấy cũng đã tiếp tay tạo nên bờ vực thẳm giữa hai con người ấy.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Đọc Tiểu Thanh kí
- Xác định phần tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Mục đích tóm tắt ở (1) và (2) có gì khác nhau?
- Soạn văn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
- Soạn văn bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- Tìm các bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập rượu chè, tệ nạn tảo hôn, đa thê, phê pháp thầy bói thầy cúng, thầy phù thủy trong xã hội cũ
- Nội dung chính bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- Soạn văn bài: Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự
- Nội dung chính bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Soạn văn bài: Tổng quan văn học Việt Nam
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Mối quan hệ của cả bài thơ với nhan đề “Thu hứng”.