Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi
Câu 3 (Trang 21 – SGK) Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp’’ với người đọc về vấn đề gì ? Nhằm mục đích gì ? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào ?
b. Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ ?
Bài làm:
a. Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp’’ với người đọc về vấn đề thân phận người phụ nữ trong cuộc sống. Đồng thời tác giả khẳng định vẻ đẹp hình thể cũng như phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ.
Hồ Xuân Hương đã dùng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước để nói lên điều đó.
b. Người đọc căn cứ vào chính thân phận và cuộc đời của tác giả Hồ Xuân Hương, một người tài hoa nhưng lận đận đường tình duyên và căn cứ vào các từ ngữ, hình ảnh : “trắng’’, “tròn’’ (chỉ vẻ đẹp), “bảy nổi ba chìm’’ (chỉ thân phận lận đận), “tấm lòng son’’ (phẩm chất bên trong) để lĩnh hội bài thơ.
Xem thêm bài viết khác
- Anh (chị) hiểu vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với sô phận Tiểu Thanh?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tam đại con gà
- Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần có hai cách đánh giá. Ý kiến của anh/chị như thế nào?
- Tóm tắt truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm
- Soạn văn bài: Uy-lít-xơ trở về
- Nội dung chính bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- Nội dung chính bài Nhàn
- Nội dung chính bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- Trình bày bản kế hoạch cá nhân muốn tham gia khóa đào tạo tin học
- Giá trị nội dung và nghê thuật trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- Soạn văn bài: Ra-ma buộc tội
- Soạn văn bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ