Soạn văn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Văn thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ giá trị của một sự vật hiện tượng vấn đề thuộc tự nhiên, cấu tạo con người. Tech 12h sẽ cùng các bạn tìm hiểu kiên thức trọng tâm và trả lời các câu hỏi trong bài. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- Kết cấu của văn thuyết minh
a. Xác định đối tượng, mục đích thuyết mình của từng văn bản.
b. Các ý chính của từng văn bản
c.Về cách sắp xếp ý của hai văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và Bưởi Phúc Trạch.
d. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh bao gồm
Trả lời:
a.
Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
- Đối tượng: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Mục đích: nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm và diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa văn hoá của nó trong đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Văn bản Bưởi Phúc Trạch:
- Đối tượng: bưởi Phúc Trạch - một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh.
- Mục đích: giúp người đọc hình dung đặc điểm hình dáng của bưởi Phúc trạch
b. Các ý chính của từng văn bản:
Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.
- Diễn biến lễ hội:
Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối, nấu cơm.
Chấm thi: các tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm để đảm bảo chính xác, công bằng.
- Ý nghĩa văn hoá của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân lao động.
Văn bản Bưởi Phúc Trạch:
- Về hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch.
- Về hương vị đặc sắc của bưởi Phúc Trạch.
- Về sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch.
- Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.
c. Về cách sắp xếp ý của hai văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và Bưởi Phúc Trạch.
- Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân tổ chức kết cấu theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả.
- Văn bản Bưởi Phúc Trạch tổ chức kết cấu theo trình tự quan hệ không gian (từ ngoài vào trong), trình tự quan hệ lôgic (các phương diện khác nhau của quả bưởi: hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị bổ dưỡng) và trình tự quan hệ nhân quả (giữa ý thứ nhất, thứ hai và ý thứ ba ; giữa ý thứ ba và ý thứ tư).
d. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh bao gồm:
- Kết cấu theo trình tự thời gian
- Kết cấu theo trình tự không gian
- Kết cấu theo trình tự logic
- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp
Tóm lại:
Văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau
- Kết cấu theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.
- Kết cấu theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên - bên dưới, bên trong - bên ngoài, hoặc theo trình tự quan sát,…).
- Kết cấu theo trình tự lôgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,…).
- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 168 sgk Ngữ văn 10 tập 1
Nếu cần thuyết minh bài Tỏ lòng ( Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão anh chị chọn hình thức kết cấu nào
Câu 2: Trang 168 sgk Nhữ văn 10 tập 1
Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Ca dao hài hước
- Bản kế hoạch chuẩn bị Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh còn sơ sài, hãy trao đổi để hoàn thiện bản kế hoạch đó
- Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
- Soạn bài: Văn bản
- Nội dung chính bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- Nhập vai Uy-lít-xơ, anh (chị) hãy kể lại cảnh nhận mặt ấy.
- Soạn văn bài: Văn bản (tiếp theo)
- Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào?
- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện qua đoạn trích của Phạm Văn Đồng, Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
- Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người ở đây mang tư thế, dáng vóc như thế nào?
- Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời)...
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cảm xúc mùa thu