Nội dung chính bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
Khi viết bài văn thuyết minh, có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau :
- Theo trình tự thời gian : trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển,
- Theo trình tự không gian : trình bày sự vật theo tố chức vốn có của nó (bên trên bên dưới, bên trong bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát).
- Theo trình tự lôgic : trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,...). Theo trình tự hỗn hợp : trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
B. Nội dung chính cụ thể
I- Kết cấu của văn thuyết minh
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh bao gồm:
- Kết cấu theo trình tự thời gian
- Kết cấu theo trình tự không gian
- Kết cấu theo trình tự logic
- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp
Văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau
- Kết cấu theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.
- Kết cấu theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên - bên dưới, bên trong - bên ngoài, hoặc theo trình tự quan sát,…).
- Kết cấu theo trình tự lôgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,…).
- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
Ví dụ:
Cách sắp xếp ý của hai văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và Bưởi Phúc Trạch.
Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân tổ chức kết cấu theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả.
Văn bản Bưởi Phúc Trạch tổ chức kết cấu theo trình tự quan hệ không gian :hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị bổ dưỡng) và trình tự quan hệ nhân quả.
Xem thêm bài viết khác
- Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ra-ma buộc tội
- Phần cuối đoạn trích chú ý đến việc miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng chiến thắng? Hãy phân tích ý nghĩa của sự lựa chọn ấy để làm rõ thái độ và cách nhìn nhận của tác giả sử thi về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tầm vóc lịch sử
- Soạn văn bài: Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự
- Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện
- Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà anh/chị trực tiếp chứng kiến (cụ thể là đôi bạn giúp nhau học tốt, vượt qua khó khăn)
- Soạn văn 10 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 113
- Từ những điều đã phân tích, hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử’’ của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân thần kì hóa như thế nào?
- Đoạn trích “Uy – lít – xơ trở về” có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn
- Anh (chị) hiểu vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với sô phận Tiểu Thanh?
- Lê Nin Nói “Tôi không sợ khó, tôi không sợ khổ,tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Từ những kỉ niệm tuổi học trò, anh chị hãy kể lại câu chuyện vươn lên trong cuộc sống, học tập