Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần có hai cách đánh giá. Ý kiến của anh/chị như thế nào?
Câu 2 (Trang 43 – SGK) Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần có hai cách đánh giá như sau:
- Mị Châu làm như vật là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước.
- Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí
Ý kiến của anh/chị như thế nào?
Bài làm:
Có hai chi tiết trong truyện về Mị Châu:
- Mị Châu ngây ngô cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần.
- Trên đường rút chạy, nàng còn rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo.
Mị Châu ở đây tuy đáng trách nhưng thực sự nàng cũng rất đáng thương, chỉ vì tình yêu ngây thơ với chồng đã cả tin đem trao cho Trọng Thủy bí quyết chống giặc giữ nước của quốc gia. Hơn thế nữa khi hai cha con đã bị thất bại, nàng lại vì bị tình cảm lu mờ mà chỉ đường cho giặc khiến cho hai cha con bị rơi vào đường cùng. Nàng cả tin, ngây thơ và khờ dại. Với quốc gia nàng có tội nhưng cũng vì tin tưởng chồng một cách trọn vẹn mà mắc sai lầm.
Khi xây dựng cốt truyện, tác giả dân gian chỉ muốn nhấn mạnh sự cả tin và ngây thơ của Mị Châu, vì thế mới có bài học giữ nước cay đắng, xót xa nhưng thấm thía truyền đến tận hôm nay.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó
- Soạn văn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày
- Trình bày bản kế hoạch cá nhân muốn tham gia khóa đào tạo tin học
- Ý nghĩa của “nỗi thẹn” trong câu thơ cuối “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn
- Soạn văn 10 bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trang 143
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cảm xúc mùa thu
- Nội dung chính bài Lập kế hoạch cá nhân
- Cây lau chứng kiến việc nàng Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết văn bản kể lại câu chuyện đó theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba (mở rộng truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ).
- Nội dung chính bài Tỏ lòng
- Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam