Soạn văn bài: Ra-ma buộc tội
Ramayana là sử thi cổ đại nổi tiếng của Ấn Độ, ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Ra-ma, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Xi-ta. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Giới thiệu sử thi Ramayana
- Ramayana là sử thi cổ đại nổi tiếng của Ấn Độ, ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Ra-ma, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Xi-ta, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. Tác phẩm cũng đã nêu bật được khát vọng chiến thắng cái ác, đem lại nguồn an ủi cho quần chúng nhân dân bị áp bức, do đó được nhân dân rất ưa chuộng. Vì thế, những câu chuyện và những nhân vật trong Ramayana đã được nhiều văn nghệ sĩ khắc họa trong thơ ca và trong các công trình mỹ thuật - điêu khắc ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
- Đặc điểm nổi bật khiến Ramayana sống mãi trong lòng người đọc là sức gợi cảm của nó, với sự kết hợp của yếu tố tưởng tượng kì ảo và việc phản ánh hiện thực khách quan, nét hoang đường kì ảo và việc miêu tả tính cách con người trần tục, những cảnh oai hùng và những cảnh bi tráng.
- Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian, song vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái; với những triết lý mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng, đúng như Vanmiki đã nói: "chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana còn làm say mê lòng người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi".
2. Tóm tắt đoạn trích
Câu chuyện diễn ra ở vương quốc Kô-sa-la. Vua Đa-xa-ra-tha có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Ra-ma là con cả, hơn hẳn các em về tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng nhưng vì lời hứa với bà vợ thứ Ka-kê-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta, con của Ka-kê-i. Ra-ma cùng vợ là Xi-ta và em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn dật. Quỷ vương Ra-va-na lập mưu cướp Xi-ta đem về làm vợ. Mặc quỷ vương dụ dỗ và ép buộc, Xi-ta vẫn kịch liệt chống cự. Được tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ, Ra-ma đã cứu được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta và không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để chứng tỏ lòng chung thuỷ của mình, Xi-ta đã nhảy vào lửa. Thần lửa biết Xi-ta trong sạch nên đã cứu nàng. Ra-ma và Xi-ta trở về kinh đô.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 59 – SGK) Sau khi chiến thắng, Ra-mà và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của mọi người.
a. Công chúng đó bao gồm những ai?
b. Hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta ?
Câu 2 (Trang 59 – SGK) Theo lời tuyên bố của Ra-ma:
a Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
b. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì ?
c. Phân tích những lời nói lặp di lặp lại nhiều làn trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.
d. Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa.
Câu 3 (Trang 59 – SGK) Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:
- Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường thấp kém?
- Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng?
- Từ vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ, có thể hiểu như thế nào về quyết định bước lên giàn lửa và những lời cầu khẩn thần A-nhi của nàng Xi-ta
Câu 4 (Trang 59 – SGK) Phân tích thái độ của công chúng khi chứng kiến Xi-ta bước vào lửa.
Câu 5: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Ra-ma buộc tội"
Câu 6: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Ra-ma buộc tội"
Xem thêm bài viết khác
- Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi
- Soạn văn 10 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 113
- Anh/chị cho biết đoạn trích trên kể sự việc gì, ở phần nào của văn bản tự sự nào: Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên...
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đọc Tiểu Thanh Kí
- Soạn văn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?
- Tìm sự tương đồng giữa đoạn thơ sau đây của “Truyện Kiều” và chỉ ra điểm tương đồng với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”.
- Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Mối quan hệ của cả bài thơ với nhan đề “Thu hứng”.
- Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Hãy phân tích và làm sáng tỏ
- Qua chùm ca dao đã học, anh/chị thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó co nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết
- Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao sau: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?