Nội dung chính bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Để viết một bài văn tự sự cần chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu.
- Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập chung thể hiện chủ đề của câu chuyện.
B. Nội dung chính cụ thể
I- Khái niệm
- Tự sự là phương thức trình bày chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
- Từ điển tiếng Việt đã giải thích: Sự việc là “cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác” (Theo Từ điển tiếng Việt).
- Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc đều được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết, người kể chọn một số sự việc tiêu biểu nhằm dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm, tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe.
- Sự việc tiêu biểu là những mốc sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện, bố cục, từng bước hoàn chỉnh văn bản.
- Mỗi sự việc tiêu biểu có thể có nhiều chi tiết đặc sắc. Chi tiết mang của tác phẩm có thể mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật… Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
=> Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là một khâu trong quá trịnh viết hoặc kể lại một câu chuyện.
Ví dụ:
Xây dưng cốt truyện về thời kháng chiến.
Chọn chi tiết tiêu biểu: Kháng chiến diễn ra như thế nào
Tình cảm của nhân dân ta đồng lòng chiến đấu.
Tội tác của giặc áp bức nhân dân ta...
II- Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
- Muốn chọn được chi tiết, sự việc tiêu biểu khi viết bài văn tự sự, trước hết cần nắm được yêu cầu của đề văn. Cần phải hình dung được cốt truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng.
- Các chi tiết, sự việc đưa vào bài văn có thể do ta đọc, tìm hiểu chi tiết, hoặc tự phát hiện, hoặc ghi lại trong cuộc sống nhưng nhất thiết phải nổi bật, hấp dẫn, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung biểu hiện tư tưởng chủ đề của bài văn.
Các bước chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu:
- Bước 1: Xác định đề tài, chủ đề câu chuyện.
- Bước 2: Dự kiến cốt truyện ( các sự việc tiêu biểu trong câu chuyện đó).
- Cốt truyện truyền thống, thường gồm các phần: Trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút).
- Cốt truyện hiện đại: Là cốt truyện không theo logic kể trên, có thể đảo lộn hoặc thiếu một phần nào đó hoặc có loại tự sự mà không có… chuyện (chỉ miêu tả những dòng cảm xúc).
- Bước 3: Triển khai các sự việc bằng các chi tiết chọn lọc, tiêu biểu.
Ví dụ :
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Các sự việc diễn ra:
- Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: xây thành, chế nỏ…
- Câu chuyện ấy cũng nói lên được tình cha con máu mủ ruột già giữa An Dương Vương và Mị Châu.
- Tình phu thê giữa Trọng Thủy và Mị Châu.
==> Qua diễn biến câu chuyện ta thấy được cái kết của số phận người con và số phận trong tình yêu.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Ra-ma buộc tội
- Soạn văn bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh/chị
- Phần cuối đoạn trích chú ý đến việc miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng chiến thắng? Hãy phân tích ý nghĩa của sự lựa chọn ấy để làm rõ thái độ và cách nhìn nhận của tác giả sử thi về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tầm vóc lịch sử
- “Nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào
- Nội dung chính bài Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Nội dung chính bài Tấm Cám
- Soạn văn bài: Nhàn
- Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao
- Bản kế hoạch chuẩn bị Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh còn sơ sài, hãy trao đổi để hoàn thiện bản kế hoạch đó
- Qua chùm ca dao đã học, anh/chị thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó co nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết