Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết
Câu 3: (Trang 88 - SGK Ngữ văn 10) Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết
a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp hết ý.
b. Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ..
c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, cùng các loài chim sống gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng… thì cả các loại ốc, tôm, cua… chúng chẳng chừa ai sất.
Bài làm:
Trong các câu trên, còn gặp lại những lỗi như sử dụng văn nói “hết ý”, “vô tội vạ”, “chừa ai sất”. Nhiều từ, cụm từ gây khó hiểu cho người đọc nên có thể sửa lại như sau:
a. Thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.
b. Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai cao hơn thực tế một cách tùy tiện.
c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, cùng các loài chim sống gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng và cả các loại ốc, tôm, cua… đều bị chúng khai thác hết.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 10 bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trang 143
- An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau...
- Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Nội dung chính bài Tam đại con gà
- Chọn một trong những đề tài trên trình bày trước lớp
- Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu
- Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Câu: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?
- Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời)...
- Soạn văn bài: Tỏ lòng
- Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy dựa theo nhân vật Trọng Thủy
- Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?