Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời)...
Luyện tập
Bài tập 1: trang 144 sgk Ngữ Văn 10 tập một
Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời). Hãy tìm "ý tại ngôn ngoại" qua bài thơ này.
Bài làm:
- Cái hiện hiện lên trước hết trong bài thơ là một thế giới hiện hữu với những sự vật có thực trong đời sống.
- Đó là khung cảnh của lầu Hoàng Hạc, của sông Trường Giang khói sóng phù đầy, của phủ Dương Châu phồn hoa, đô thị. Không gian được nối kết với nhau giữa một địa danh là nơi hai người bạn chia tay, một nơi là Mạnh Hạo Nhiên sẽ tới. Hai địa danh ấy bị ngăn cách bởi con sông Trường Giang ngút ngàn, mênh mông sóng nước
- Hình ảnh cánh buồm cô độc, lẻ loi trên dòng Trường Giang rộng lớn cứ thế xa dần xa dần rồi khuất hẳn sau đường chân trời khiến cho không gian được mở ra mênh mông và tầm nhìn của tác giả cũng như xa xăm vạn phần.
- Dòng sông và bầu trời trong điểm tận cùng của ánh mắt như gặp nhau và hợp lại tạo ra một hình ảnh vô cùng độc đáo: dòng sông Trường Giang chảy ngược lên trời
=> thế giới hữu hình được dựng lên bởi những hình ảnh thật đẹp, giàu sức gợi với một ngôn ngữ bình dị, không cầu kì hoa mĩ nhưng người ta vẫn hình dung ra được một thiên nhiên đẹp đến mê hồn, sống động như một bức tranh thủy mặc.
- Nhưng ẩn đằng sau đó, chính là ẩn ý của tác giả, là cái "không", cái thế giới vô hình của cảm xúc, tâm tưởng, suy tư, linh hồn của con người trong quá khứ, trong hiện tại hay trong tương lai. Ở đây, thế giới ẩn đằng sau cái phù hoa đẹp đẽ của thiên nhiên kia chính là tâm trạng buồn rầu, luyến tiếc của Lí Bạch với người bạn của mình. Đó là một tình bạn son sắt, tri âm, tri kỉ, hiểu mình như hiểu bạn của những con người đã coi nhau là "cố nhân". Tình bạn của Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên xuất phát từ sự thấu hiểu và đồng điệu trong tâm hồn, chứ không phải từ những thứ vật chất phù phiếm hay danh lợi, tiền tài. Có lẽ vì thế mà tình bạn của hai ông trở nên gắn kết, bền chặt và thiêng liên hơn bao giừ hết.
Xem thêm bài viết khác
- Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh dưới đây
- Anh / chị hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4.
- Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?
- Cảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ" Nhàn"
- Soạn văn bài: Nhàn
- Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao
- Soạn văn bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Hai lời than thân mở đầu bằng Thân em như.. với âm điệu xót xa ngậm ngùi, Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Uy-lít-xơ trở về
- Nội dung chính bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
- Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên?
- Soạn văn bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự