Điền tiếp vào sau các câu mở đầu Thân em như… và Chiều chiều… để thành những bài ca dao trọn vẹn

  • 1 Đánh giá

Câu 5: (Trang 102 - SGK Ngữ văn 10 tập 1)
a.Điền tiếp vào sau các câu mở đầu Thân em như… và Chiều chiều… để thành những bài ca dao trọn vẹn
Thân em như… Chiều chiều………
Thân em như… Chiều chiều………
Thân em như… Chiều chiều………

Mở đầu các bài ca dao theo các lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe?
b. Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu.
c. Tìm thêm một số câu ca dao nói về:
Chiếc khăn, chiếc áo
Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu nhau
Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn.

d. Tìm thêm một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.

Bài làm:

a.

Bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em…”

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tựa vào đâu

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt ra đồng ngoài

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa

Thân em như trái bưởi bòng
Đắng the ngoài vỏ trong lòng ngọt thanh

Thân em như Quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay

Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Chiều chiều…”

Chiều chiều ai đứng hàng ba
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng.

Chiều chiều bắt bướm đang bay
Bâng khuâng nhớ bạn, bạn rày nhớ ta.

Chiều chiều bắt nhâm cầm câu
Nhái kêu cái cọ thảm sầu nhái ơi.

Chiều chiều bóng ngả về tây
Hỡi cô bán củi bên đầy bên vơi
Cô còn hái nữa hay thôi
Cho tôi hái đỡ làm đôi vợ chồng.

Chiều chiều bước xuống ghe buôn
Sóng bao nhiêu gợn em buồn bấy nhiêu.

Chiều chiều buồn miệng nhai trầu
Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ.

Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.

Chiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh
Chèo bẽo nấu cơm nấu canh
Chìa vôi đi chợ mua hành về nêm.

Chiều chiều dạo mát dưới trăng
Trông lên chỉ thấy chị Hằng ở trong.

Mở đầu các bài ca dao có sự lặp lại như vậy có tác dụng nhấn mạnh để tăng thêm màu sắc gợi cảmcho người nghe.
b. Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học gồm: hạt mưa, trái bưởi, tấm lụa đào, củ ấu gai…; tấm khăn, ngọn đèn…; trăng, sao, mặt trời…
Dân gian thường lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên, trong lao động sản xuất trở thành hình ảnh ẩn dụ, so sánh, khiến người đọc dễ hình dung
c.

  • Cây đa, bến nước, con thuyền:

Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa

Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.

  • Gừng cay – muối mặn:

Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau.


Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

d. Một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.

Bắc thang lên đến cung mây,
Hỏi sao Cuội phải ấp cây đa cả đời?
Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:
Bởi hay nói dối, phải ngồi gốc đa.

Từ nay tôi kệch đến già,
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu.
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu,
Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền.

Từ ngày Tự Đức lên ngôi:
Cơm chẳng thấy nồi, trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ bình thì lại dễ làm ăn.

Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.

  • 172 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 10 tập 1