Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật chiếc cầu dải yếm
Câu 4: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Bài 5
Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao để nói lên ước muốn mãnh liệt của nguời bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật này.
Bài làm:
- Uớc mong của đôi lứa được ở gần nhau là ước mơ chính đáng. Ca dao đã thể hiện ước mong đó một cách sâu sắc, duyên dáng. Cô gái ước mong "sông rộng một gang" để "bắc cầu dải yếm" cho chàng sang chơi.
- Chiếc cầu - dải yếm đích thực là cái cầu tình yêu trong ca dao. Bài ca dao còn độc đáo hơn ở chỗ nó là chiếc cầu do người con gái bắc cho người yêu mình trong sự ràng buộc hà khắc của lễ giáo phong kiến thời xưa. Nó táo bạo, mãnh liệt nhưng đằm thắm, đầy nữ tính bởi nó là cái dải yếm, cái vật cụ thể mềm mại luôn luôn quấn quýt bên thân hình người con gái: nó chính là người con gái!. Dải yếm nhỏ và mềm làm sao bắc thành cầu được, nhưng chính tình yêu của người con gái đã khiến nó trở nên bền vững để có thể bắc thành cái cầu tình cho “chàng sang chơi”.
- Trong nhiều câu ca dao, đôi lứa cũng thể hiện mong muốn gắn bó một cách tế nhị, sâu sắc như thế. Đó là những cây cầu tình yêu độc đáo và đẹp nhất, và chỉ có tư duy nghệ thuật dân gian thì mới sáng tạo ra được một cái cầu như thế.
- Cách nhau có một con đầm
Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang.
Cành trầm lá dọc lá ngang
Đố người bèn ấy bước sang cành trầm.
- Gần đây mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Xem thêm bài viết khác
- Nhận xét về tầm nhìn của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Vì sao có sự thay đổi ấy?
- Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên?
- Viết tiếp câu để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó lại đặt nhan đề cho văn bản này
- Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà anh/chị trực tiếp chứng kiến (cụ thể là đôi bạn giúp nhau học tốt, vượt qua khó khăn)
- Ý nghĩa của “nỗi thẹn” trong câu thơ cuối “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
- Xác định phần tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Mục đích tóm tắt ở (1) và (2) có gì khác nhau?
- Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?
- Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước
- Soạn văn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính. Anh/chị hãy viết một lá đơn đáp ứng những yêu cầu của văn bản hành chính
- Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người ở đây mang tư thế, dáng vóc như thế nào?
- Nội dung chính bài Chiến thắng Mtao Mxây