Soạn văn bài: Cảm xúc mùa thu
Bài thơ " Cảm xúc mùa thu" là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước thương đời. KhoaHoc sẽ cùng các bạn tìm hiểu kiến thức trọng tâm và trả lời các câu hỏi trong bài. Mời các bạn cùng theo dõi.
A, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả:
Đỗ Phủ (712 – 770) tự Tử Mỹ, người huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sống vào thời đất nước Trung Quốc triền miên trong cảnh loạn li, mặc dù Đỗ Phủ có làm vài chức quan nhỏ trong một thời gian ngắn song gia đình ông cũng lâm vào tình cảnh phiêu bạt, cơ cực.Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất, không chỉ của đời Đường, mà của cả lịch sử thơ ca cổ Trung Quốc.
2. Tác phẩm:
Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn lo của nhà thơ. Nỗi lo ấy bắt nguồn nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương lưu lạc.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 147 sgk Ngữ văn 10 tập 1
Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?
Câu 2: Trang 147 sgk Ngữ văn 10 tập 1
Nhận xét về tầm nhìn của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Vì sao có sự thay đổi ấy?
Câu 3: Trang 147 sgk Ngữ văn 10 tập 1
Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Mối quan hệ của cả bài thơ với nhan đề “Thu hứng"
LUYỆN TẬP
Câu 1: Trang 147 sgk Ngữ văn 10 tập 1
So sánh bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với phần phiên âm và dịch nghĩa.
Câu 2: Trang 147 sgk Ngữ văn 10 tập 1
Chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc”.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Cảm xúc mùa thu"
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Cảm xúc mùa thu"?