-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Soạn văn 10 bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối trang 124 sgk
Soạn văn 10 tập 2, soạn bài thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối sgk ngữ văn 10 tập 2, để học tốt văn 10. Bài soạn cho ta kỹ năng phân tích và kỳ năng sử dụng phép điệp và phép đối. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Phép điệp
- Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, âm, thanh, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
- Các phép điệp: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ (cụm từ), điệp cấu trúc
- Tác dụng của phép điệp
- Gợi hình ảnh: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
- Mô phỏng âm thanh: Những đường Việt Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập như là đất rung
- Nhân mạnh: Khăn thương nhớ ai/Khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai/Khăn vắt lên vai
- Tạo ra sự liệt kê: Hạt gạo làng ta/Có vị phù sa/Của sông Kinh Thầy/Có hương sen thơm/Trong hồ nước đầy/Có lời mẹ hát/Ngọt bùi hôm nay
2. Phép đối
- Phép đối: sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…
- Đặc điểm
- Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
- Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.
- Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).
- Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
- Có hai loại đối:
- Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng
- Trường đối ( bình đối ): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau
- Tác dụng của đối:
- Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản)
- Tạo ra sự hài hoà về thanh
- Nhấn mạnh ý
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
I. Luyện tập về phép điếp (điệp ngữ)
Bài tập 1: Trang 124 sgk Ngữ văn 10 tập hai
Đọc các ngữ điệu sau để trả lời câu hỏi:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thủa nào ra.
(Ca dao)
(2)
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
(Tục ngữ)
- Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.
(Tục ngữ)
Câu hỏi:
a) - Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu anh (chị) thử thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này,... thì câu thơ sẽ như thế nào ? (Có gì khác về ý, hình ảnh và nhạc điệu ? Có gợi được hình ảnh người con gái không ?)
- Cũng ở ngữ liệu (1) :
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thủa nào ra.
Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau ? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa ? Cách lặp này có giống với nụ tầm xuân ở trên không ?
b) Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không ? Việc lặp từ ở những câu đó có tác dụng gì ?
c) Phát biểu định nghĩa về phép điệp
Bài tập 2: Trang 125 sgk Ngữ Văn 10 tập hai
Bài tập về nhà:
a) Tìm hai ví dụ liên có điệp từ, điệp câu những không có giá trị tu từ
b) Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp
c) Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn
II. Luyện tập về phép đối
Bài tập 1: Trang 125 sgk Ngữ Văn 10 tập hai
Đọc ngữ điệu sau và trả lời câu hỏi:
(1)
- Chim có tổ, người có tông.
(Tục ngữ)
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
(Tục ngữ)
Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.
(Tục ngữ)
(2)
Tiên học lễ : diệt trò tham nhũng,
Hậu hành văn : trừ thói cửa quyền.
(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại, số Xuân 2000)
(3)
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
(4)
Rắp mượn diền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
(Nguyễn Công Trứ)
Câu hỏi:
a) Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt ? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì ? Vị trí của các danh từ (chim, người ; tổ, tông,...), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,...), các động từ (có, diệt, trừ,...) tạo thế cân đối như thế nào ?
b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào ?
c) Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.
d) Phát biểu định nghĩa về phép đối
Bài tập 2: Trang 126 sgk Ngữ văn 10 tập hai
Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
(Tục ngữ)
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
(Tục ngữ)
Câu hỏi:
a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì ? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ : nhiều người muốn thay bán và mua) ? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu) ?
b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền ?
Bài tập 3:Trang 126 sgk Ngữ Văn 10 tập hai
Bài tập ở nhà
a) Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ
b) Ra một vế đối cho các bạn cùng đói, kiểu như;
Tết đến, cả nhà vui như Tết
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối trang ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
-
Vai trò của rừng Amazon Ôn tập Địa 10
-
Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi Bài 4 trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 2
-
Đất gồm những thành phần nào? Ôn tập Địa 10
-
Hiện tượng biển tiến biển thoái là gì? Ôn tập Địa 10
-
Giải Sinh 10 Bài 4: Khái quát về tế bào CTST Giải Sinh 10 SGK - Chân trời sáng tạo
-
Tin học 10 bài 14 Kết nối tri thức Tin 10 KNTT bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản
- Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi Bài 4 trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 2
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Nội dung chính bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Tóm tắt bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ
- Soạn bài Chí khí anh hùng Soạn chí khí anh hùng
- Soạn bài Văn bản văn học trang 117 sgk Soạn Văn 10
- Soạn văn Hồi trống Cổ thành trang 74 sgk Soạn Hồi trống Cổ thành
- Hướng dẫn soạn văn lớp 10, ôn tập lý thuyết, kiến thức trọng tâm. Các bài học trong Ngữ Văn 10 đều được KhoaHoc hướng dẫn soạn bài và phân tích chi tiết. Hi vọng rằng, thông qua tài liệu này, các em học sinh nắm tốt được nội dung bài học. Để tìm bài này tr
- TUẦN 1
- TUẦN 2
- TUẦN 3
- TUẦN 4
- TUẦN 5
- TUẦN 6
- TUẦN 7
- TUẦN 8
- TUẦN 9
- TUẦN 10
- TUẦN 11
- TUẦN 12
- TUẦN 13
- TUẦN 14
- TUẦN 15
- TUẦN 16
- TUẦN 17
- TUẦN 18
- Soạn văn 10 tập 2
- BÀI 19
- BÀI 20
- BÀI 21
- BÀI 22
- BÀI 23
- BÀI 24
- BÀI 25
- BÀI 26
- BÀI 27
- BÀI 28
- BÀI 29
- BÀI 30
- BÀI 31
- BÀI 32
- BÀI 33
- TUẦN 34
- TUẦN 35
- Tuyển tập bài văn mẫu lớp 10 hay
- An Dương Vương tự kể về cuộc đời mình trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Thuyết minh vai trò của các loài động vật hoang dã đối với việc bảo vệ môi trường.
- Thuyết minh vai trò của cây xanh trong việc bảo vệ môi trường sống
- Thuyết minh tác hại của thuốc lá đối với đời sống của con người
- Thuyết minh tác hại của ma túy đối với đời sống của con người
- Thuyết minh về kì quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long
- Thuyết minh về chùa Trấn Quốc
- Thuyết minh về phố cổ Hội An
- Thuyết minh về làng gốm Bát Tràng – ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng tại Hà Nội
- Thuyết minh về Làng Lụa Vạn Phúc – ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Hà Nội
- Giới thiệu Nguyễn Trãi và Đại cáo bình Ngô một “áng thiên cổ hùng văn”
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
- Thuyết minh về một thể loại văn học mà anh chị yêu thích nhất
- Không tìm thấy