Nội ng chính Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối trang

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối trang ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

  • Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, âm, thanh, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
  • Phép đối: sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

Back to top

1. Phép điệp

  • Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, âm, thanh, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
  • Các phép điệp: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ (cụm từ), điệp cấu trúc
  • Tác dụng của phép điệp
    • Gợi hình ảnh
    • Mô phỏng âm thanh
    • Nhân mạnh
    • Tạo ra sự liệt kê

Ví dụ: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm; Những đường Việt Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập như là đất rung; Khăn thương nhớ ai/Khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai/Khăn vắt lên vai; Hạt gạo làng ta/Có vị phù sa/Của sông Kinh Thầy/Có hương sen thơm/Trong hồ nước đầy/Có lời mẹ hát/Ngọt bùi hôm nay

2. Phép đối

  • Phép đối:

Sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…

  • Đặc điểm
    • Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
    • Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về trắc/ bằng.
    • Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau/
    • Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
  • Có hai loại đối:
    • Tiểu đối: Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng
    • Trường đối:dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau
  • Tác dụng của đối:
    • Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản)
    • Tạo ra sự hài hoà về thanh
    • Nhấn mạnh ý

Ví dụ:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

=> Phép đối giữa Người và trăng

Back to top

  • 5 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021