Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi
I. Luyện tập về phép điếp (điệp ngữ)
Bài tập 1: Trang 124 sgk Ngữ văn 10 tập hai
Đọc các ngữ điệu sau để trả lời câu hỏi:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thủa nào ra.
(Ca dao)
(2)
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
(Tục ngữ)
- Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.
(Tục ngữ)
Câu hỏi:
a) - Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu anh (chị) thử thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này,... thì câu thơ sẽ như thế nào ? (Có gì khác về ý, hình ảnh và nhạc điệu ? Có gợi được hình ảnh người con gái không ?)
- Cũng ở ngữ liệu (1) :
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thủa nào ra.
Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau ? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa ? Cách lặp này có giống với nụ tầm xuân ở trên không ?
b) Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không ? Việc lặp từ ở những câu đó có tác dụng gì ?
c) Phát biểu định nghĩa về phép điệp
Bài làm:
a)
- Trong ngữ liệu (1), "nụ tầm xuân" được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay thế bằng "hoa tầm xuân" hay "hoa cây này" thì câu thơ sẽ có một số thay đổi từ đó không gợi lên hình ảnh người con gái đẹp chưa chồng khiến chàng trai tiếc nuối:
- Về ý: Trong ngữ liệu, "nụ tầm xuân" khiến ta liên tưởng tới người con gái. "Nụ tầm xuân" nở cũng như "em có chồng rồi". Nếu thay như trên thì cơ sở để liên tưởng sẽ bị mờ nhạt, ý câu thơ sẽ chỉ như tả một loài hoa vậy. Hơn nữa, cụm từ "nụ tầm xuân” lặp lại như vậy còn biểu thị tâm trạng nuối tiếc nhức nhối trong lòng chàng trai.
- Về nhạc điệu: Thực chất ba câu đầu không có vần nhưng đọc lên ta không cảm giác thấy điều đó là vì phép điệp ngữ đã tạo nên một thứ nhạc riêng mà nếu thay như trên thì thứ âm nhạc này sẽ bị phá vỡ.
- Cũng trong ngữ liệu (1), bốn câu cuối có sự lặp lại hai cụm từ "chim vào lồng” và "cá mắc câu
- Sự lặp lại này nhằm nhấn mạnh tình cảnh "cá chậu, chim lồng" của người con gái. => việc lặp lại đã tô đậm thêm một lần nữa ý so sánh. Qua đó, cô gái muốn khẳng định với chàng trai về tình cảnh không thể thay đổi của mình.
- Cách lặp ở đây không giống với cách lặp ở câu trên. Đoạn trên, cụm từ "nụ tầm xuân" ở cuối câu này được lặp lại ở đầu câu kia. Đoạn dưới, hai cụm từ thuộc hai vế trong cùng một câu được lặp lại ở đầu mỗi câu tiếp theo, trong đó đầu câu thứ nhất lặp lại cụm thứ hai (cá mắc câu) và đầu câu thứ hai lặp lại cụm thứ nhất (chim vào lồng).
b) Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ mà chỉ đơn thuần là nhằm tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu, diễn đạt rõ ý cho câu nói mà thôi.
c) Định nghĩa về phép điệp : Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm hiểu đoạn kết (" Xã tắc từ đây vững bền ....Ai nấy đều hay"):
- Soạn văn 10 tập 2 bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trang 41 sgk
- Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì
- Sưu tầm những câu chuyên có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông (từ các tư liệu lịch sử, các tài liệu văn học, các giai thoại trong dân gian)
- Soạn văn bài: Đại cáo Bình Ngô ( Phần hai: Tác phẩm)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích Trao duyên Soạn Văn Trao duyên - Văn 10
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đại cáo Bình Ngô
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Tác phẩm chinh phụ ngâm
- Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
- Phân tích đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du để thấy bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
- Nội dung chính Lập luận trong văn nghị luận
- Nhận xét về nhân vật “khách” trong đoạn mở đầu