Đọc những ngữ liệu sau để trả lời câu hỏi
II. Luyện tập về phép đối
Bài tập 1: Trang 125 sgk Ngữ Văn 10 tập hai
Đọc ngữ điệu sau và trả lời câu hỏi:
(1)
- Chim có tổ, người có tông.
(Tục ngữ)
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
(Tục ngữ)
Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.
(Tục ngữ)
(2)
Tiên học lễ : diệt trò tham nhũng,
Hậu hành văn : trừ thói cửa quyền.
(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại, số Xuân 2000)
(3)
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
(4)
Rắp mượn diền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
(Nguyễn Công Trứ)
Câu hỏi:
a) Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt ? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì ? Vị trí của các danh từ (chim, người ; tổ, tông,...), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,...), các động từ (có, diệt, trừ,...) tạo thế cân đối như thế nào ?
b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào ?
c) Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.
d) Phát biểu định nghĩa về phép đối
Bài làm:
a) Ở ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ đều đặn và có sự đối ứng giữa hai vế :
- Chim có tổ / người có tông. (Đối vế, đối danh từ, đối thanh trắc, bằng).
- Đói cho sạch / rách cho thơm. (Đối vế, đối tính từ, đối thanh trắc, bằng).
- Tiên học lễ: diệt trừ tham nhũng; Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền.
- Đối giữa hai câu, đối vế trong từng câu, đối động từ (diệt, trừ).
b) Sự khác nhau giữ các cách đối của:
- Ngữ liệu 3 có phép tiểu đối trong cùng một câu : Khuôn trăng đầy đặn/ Nét ngài nở nang ; Mây thua nước tóc/ tuyết nhường màu da.
- Ngữ liệu 4 đối giữa hai câu thơ : dòng trên và dòng dưới (đối kiểu câu đối).
c) Trong Hịch tướng sĩ:
- Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ/ nghìn xác này gói trong da ngựa.
- Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa/ hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển/ hoặc vui thú ruộng vườn/ hoặc quyến luyến vợ con…
Trong Bình ngô đại cáo:
- Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm.
- Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Truyện Kiều:
Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Thơ Đường luật:
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Đau lòng mỏi miệng cái gia gia.
(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
d) Định nghĩa phép đối : Phép đối là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt : nhấn mạnh về ý, gợi liên tưởng, hình ảnh sống động, tạo nhịp điệu, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ "lớp" (thay cho từ "hạng") và của từ "sẽ" (thay cho từ "phải") trong bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chỉ Minh
- Cảm nhận về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (3 mẫu) Văn mẫu lớp 10
- Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: “Thơ hay là thơ có sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại đối với con người ”. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua đoạn trích Trao duyên trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du hãy làm sáng tỏ.
- Soạn văn 10 bài: Viết quảng cáo trang 142 sgk
- Hãy nhận xét về nhạc điêu của thể thơ song thất lục bát “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” Soạn Văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Nội dung chính bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 10 kì 2
- Nội dung chính Lập luận trong văn nghị luận
- Kể lại câu chuyện bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng Văn lớp 10
- Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích Thề nguyền (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
- Soạn văn 10 bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trang 97 sgk