Ôn tập kiến tiếng Việt trong ngữ văn 10 kì 2
Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập tiếng Việt Ngữ Văn 10 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.
1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thường và đạt được những giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản:
- Tính hình tượng: đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật vì ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa. Chúng vừa có khả năng tạo nên một hình ảnh cụ thể, rõ nét, vừa gợi nhiều liên tưởng, từ đó hàm chứa những ý nghĩa sâu xa. Hệ quả của tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật chính là tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn.
- Tính truyền cảm: làm cho người đọc, người nghe cùng vui, cùng buồn, yêu thích như chính người viết, người đọc. Ngôn từ nghệ thuật tạ ra sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc.
- Tính cá thể hóa: thể hiện trong cách dùng từ, giọng điệu, phong cách riêng khi sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng. Tính cá thể hóa còn thể hiện qua lời nói của từng nhân vật trong các tác phẩm nghệ thuật.
=> Xem thêm
2. Phép đối và phép điệp
2.1. Phép điệp
- Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, âm, thanh, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
- Các phép điệp: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ (cụm từ), điệp cấu trúc
- Tác dụng của phép điệp
- Gợi hình ảnh: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
- Mô phỏng âm thanh: Những đường Việt Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập như là đất rung
- Nhân mạnh: Khăn thương nhớ ai/Khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai/Khăn vắt lên vai
- Tạo ra sự liệt kê: Hạt gạo làng ta/Có vị phù sa/Của sông Kinh Thầy/Có hương sen thơm/Trong hồ nước đầy/Có lời mẹ hát/Ngọt bùi hôm nay
2.2. Phép đối
- Phép đối: sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…
- Đặc điểm
- Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
- Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.
- Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).
- Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
- Có hai loại đối:
- Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng
- Trường đối ( bình đối ): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau
- Tác dụng của đối:
- Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản)
- Tạo ra sự hài hoà về thanh
- Nhấn mạnh ý
=> Xem thêm
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Tác phẩm chinh phụ ngâm
- Nội dung chính bài Viết quảng cáo
- Tìm các dẫn chứng chứng tỏ nhà văn, nhà thơ thời đại xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc
- Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích
- Nêu chủ đề của truyện
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài phú
- Soạn văn bài: Đại cáo Bình Ngô ( Phần hai: Tác phẩm)
- Nội dung chính bài Tựa " Trích diễm thi" tập
- Nội dung chính bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 10 kì 2
- Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài Khái quát văn học Việt Nam từ TK X đến hết TK XIX( Ngữ văn 10 tập 1, tr 109)
- Có nhiều bài thơ của các giả khác nhau viết vê mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng vê từ ngữ nhịp điệu và hình tượng, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ