Nội dung chính bài Tựa " Trích diễm thi" tập

  • 1 Đánh giá

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Tựa " Trích diễm thi" tập"

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Hoàng Đức Lương (chưa rõ năm sinh, năm mất) quê Văn Giang, Hưng Yên, trú tại Gia Lâm - Hà Nội, đỗ Tiến sĩ năm 1478.
  • Tác phẩm: Bài tựa sách "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương ra đời sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Kẻ thù muốn huỷ diệt nền văn hoá của dân tộc ta, đồng hoá nhân dân ta. Trong bối cảnh ấy, công việc sưu tầm thơ văn của Hoàng Đức Lương có một ý nghĩa rất lớn.

2. Phân tích văn bản

a. Những nguyên nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời:

  • Nguyên nhân chủ quan:
    • Chỉ có thi nhân → nhà thơ → người có trình độ học vấn mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca.
      • Hình ảnh liên tưởng so sánh: Thơ văn - khoái chá → cái hấp dẫn; gấm vóc → cái đẹp.
      • Nhưng vẻ hấp dẫn, vẻ đẹp của thơ văn lại còn như là “sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, ko thể đem mắt thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được” → vẻ đẹp, vẻ hấp dẫn đặc biệt, trừu tượng, khó nắm bắt.

→ Cần phải là người có trình độ, học vấn mới nắm bắt được nhưng số người đó trong xã hội ta không nhiều → ko phải ai trong xã hội cũng yêu quý, cũng quan tâm sưu tầm, lưu giữ.

    • Người có học, có hiểu biết (bậc danh nho, người làm quan, các sĩ tử) hoặc vì bận việc hoặc ko quan tâm đến viêc sưu tầm văn thơ.
    • Người yêu thích thơ văn lại ko đủ trình độ, năng lực và tính kiên trì.
    • Nhà nước (triều đình, nhà vua) ko khuyến khích việc in ấn (khắc ván) thơ văn mà chỉ in kinh Phật.

Tác giả lại nêu các nguyên nhân làm thơ văn thất truyền trước khi trình bày các công việc sưu tầm của mình:

  • Nguyên nhân khách quan:
    • Sức phá huỷ của thời gian đối với sách vở.
    • Chiến tranh, hỏa hoạn

→ Nghệ thuật lập luận: phương pháp quy nạp; dùng hình ảnh so sánh; câu hỏi tu từ

  • Tác giả nêu nguyên nhân khiến thơ văn thất truyền trước nhằm:
    • Nhấn mạnh vào mục đích của việc sưu tầm, biên soạn cuốn sách của mình là xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chứ ko phải chỉ do sở thích cá nhân.
    • Đó là một công việc khó khăn nhưng đáng quý, cần thiết, nằm trong trào lưu chung của thời đại phục hưng dân tộc thế kỉ XV.

b. Tâm sự và công việc sưu tầm văn thơ của tác giả:

  • Tâm sự của tác giả trước thực trạng thơ văn của ông cha bị thất truyền, hủy hoại:
    • Xót xa, thương tiếc trước di sản quý báu bị tản mát, hủy hoại, đắm chìm trong quên lãng khi đặt nền văn hóa dân tộc mình sánh với văn hóa Trung Quốc.
    • Khó khăn trong việc khảo cứu thơ văn Lí - Trần làm tác phải thường thở than, có ý trách lỗi các trí thức đương thời.
    • Công việc sưu tầm, biên soạn của tác giả:
      • Sưu tầm: công phu tìm tòi, thu lượm “tìm quanh hỏi khắp”; thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều, chọn lấy bài hay.
      • Biên soạn: Chia xếp theo từng loại; đặt tên sách; phần cuối sách có phụ thêm thơ văn của mình.

→ Cách giới thiệu việc làm sưu tầm, chia bố cục, nội dung cuốn sách của tác giả: ngắn gọn, đủ ý, giọng kể giản dị, khiêm nhường.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Ý nghĩa nhan đề

Bài tựa là bài viết thường đặt ở đầu sách. Do tác giả (người khác) viết nhằm mục đích nói rõ hơn với độc giả về hoàn cảnh, mục đích sáng tác, kết cấu hoặc nội dung hoặc tâm sự của tác giả hay những nhận xét, đánh giá, phê bình hoặc cảm nhận của người đọc (nếu là người khác viết); được viết bằng thể văn nghị luận, thuyết minh, biểu cảm hoặc thể hỗn hợp.

2. Phân tích chi tiết tác phẩm

a. Những nguyên nhân khiến cho thơ ca Việt Nam không được truyền lại:

  • Luận điểm đầu tiên: những nguyên nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời.
  • Các phương pháp lập luận: phân tích những luận cứ cụ thể về những mặt khác nhau để lí giải bản chất của hiện tượng vấn đề.
  • Sở dĩ tác giả mở đầu bằng luận điểm trên - và đó chính là luận điểm quan trọng nhất của bài tựa, là bởi ông muốn nhấn mạnh việc làm sưu tầm, biên soạn cuốn sách là xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chứ không chỉ từ sở thích cá nhân và đó là công việc vất vả nhưng nhất định phải làm.
  • Theo tác giả, có 4 nguyên nhân chính:
    • Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca. Cách lập luận : liên tưởng so sánh thơ văn như khoái chá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp, vị ngon ngoài vị ngon (vì trừu tượng, khó cảm nhận cụ thể). Từ đó, dẫn đến kết luận – dùng lối qui nạp.
    • Người có học, người làm quan vì bận việc mà không quan tâm đến thơ văn (còn mải học thi).
    • Người yêu thích sưu tầm thơ văn lại không đủ năng lực, trình độ, tính kiên trì.
    • Nhà nước không khuyến khích in ấn văn chương.

=> Dẫn đến thơ văn bị thất truyền. Cách lập luận chung là phương pháp qui nạp.

  • Ngoài ra còn 2 nguyên nhân khách quan khác.
    • Đó là sức phá huỷ của thời gian đối với sách vở.
    • Đó là chiến tranh, hoả hoạn cũng góp phần thiêu huỷ văn thơ trong sách vở.
    • Cách lập luận dùng câu hỏi tu từ: tan nát trôi chìm, rách nát tan tành… làm sao giữ mãi.. được mà không …

2. Niềm tự hào và trách nhiệm của Hoàng Đức Lương.

  • Tình cảm yêu quí, trân trọng văn thơ của ông cha, tâm trạng xót xa, thương tiếc trước di sản quí báu bị tản mát: “Đức Lương….Đau xót lắm sao”

=> Giọng điệu đoạn văn trực tiếp bày tỏ tâm trạng, tâm sự của tác giả trước thực tại đau lòng. Khó khăn trong việc khảo cứu thơ văn Lí- Trần làm tác giả thường thở than,có ý trách lỗi các tri thức đương thời; lại cảm thấy tiếc nuối cho nền văn hoá nước mình khi sánh với văn hoá Trung Hoa. Yếu tố trữ tình, biểu cảm đã tham gia vào bài nghị luận làm cho người đọc cùng cảm thông và bị thuyết phục.

  • Tác giả kể lại những việc mình đã làm để hoàn thành cuốn sách , sửa lại lỗi cũ với giọng điệu giản dị, khiêm nhường: không tự lượng sức mình tài hèn sức mọn, trách nhiệm nặng nề … tìm quanh, hỏi khắp, lại thu lượm thêm….Giới thiệu thêm nội dung và bố cục của sách …

3. Tổng kết:

  • Nội dung: Tựa "Trích diễm thi tập" là một bài tựa hay bởi sự kết hợp giữa việc trình bày, sự biểu cảm và lập luận chặt chẽ. Tác giả đã nhấn mạnh bốn nguyên nhân chủ quan (ít người am hiểu; danh sĩ bận rộn; thiếu người tâm huyết; chưa có lệnh vua...) và nguyên nhân khách quan (thời gian và bình học). Từ đó, tác giả nêu động cơ và quá trình hoàn thành bộ sách thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng, ý nghĩa bảo tồn di sản văn học dân tộc.
  • Nghệ thuật: Cách lập luận chặt chẽ, săc sảo; ngôn ngữ ngắn gọn, hành văn chân thực, tình cảm chân thành; sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và nghị luận.
  • Ý nghĩa: bài học rút ra cho bản thân mỗi người là phải trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.

Back to top

  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021