Nêu nhận xét về hàm nghĩa của từ “vội”, “xăm xăm”, “băng”.
Câu 1: trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Nêu nhận xét về hàm nghĩa của từ “vội”, “xăm xăm”, “băng”.
Bài làm:
- Các từ "vội, xăm xăm, băng" là từ chỉ hành động, tính chất của những bước chân Kiều trong đêm uống rượu, thề nguyền dưới trăng với Kim Trọng
- Ý nghĩa
- Diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều, sự khẩn trương, vội vã, đột xuất bất ngờ với cả chính nàng. Kiều phải tranh thủ thời gian. Nàng lo lắng, sợ cha mẹ sẽ quở trách về hành động chưa xin phép này.
- Hành động của Kiều cho thấy một sự táo bạo đến liều lĩnh vì lễ giáo phong kiến với người con gái rất hà khắc. Nhưng Kiều sẵn sàng đạp đổ nó để đến với tình yêu đích thực của mình. Điều ấy cho ta thấy khao khát mãnh liệt về một tình yêu tự do, đúng nghĩa với người mình yêu của người phụ nữ phong kiến nói riêng và những con người trong xã hội phong kiến nói chung.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi
- Lựa chọn những từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau
- Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm
- Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích Thề nguyền (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
- Sau đây là một số quảng cáo
- Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh chị?
- Phân tích đoạn trích Trao duyên Truyện Kiều
- Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?
- Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp
- Soạn văn 10 tập 2 bài đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trang 31 sgk
- Tại sao nói: nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc
- Cho biết những dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích và giá trị nghệ thuật của chúng.