Nội dung chính bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

  • 1 Đánh giá

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn"

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Ngô Sĩ Liên, chưa rõ năm sinh năm mất, người làng Chúc Lí, nay thuộc Chương Mĩ, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm 1442, từng làm tư nghiệp Quốc Tử Giám (Hiệu trưởng), là một trong những nhà sử học nổi danh thời trung đại, người tiếp tục sự nghiệp làm sử của Lê Văn Hưu, cũng là tác giả chính biên soạn Đại Việt sử kí toàn thư.
  • Tác phẩm: Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời trung đại được Ngô Sĩ Liên hoàn tất vào năm 1479. Nó được xây dựng trên cơ sở của cuốn Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu. Ra đời ở thời kì văn, sử, triết bất phán, Đại Việt sử kí toàn thư là cuốn sách biên niên lịch sử nhưng đậm chất văn học. Mỗi nhân vật, sự kiện lịch sử được kể kèm theo những câu chuyện sinh động, để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Đoạn trích về Trần Quốc Tuấn là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho cách viết đó.

2. Phân tích văn bản

a. Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn:

  • Trần Quốc Tuấn nêu dẫn chứng về hàng loạt các cách trừ giặc, giữ nước của người xưa nhằm khuyên vua Trần nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.
  • Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc: toàn dân đoàn kết một lòng “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức”
  • Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân”: Giảm thuế khóa, bớt hình phạt, không sách nhiễu nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân sung túc → Điều đó là “thượng sách giữ nước”.

→ Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn:

    • Có lòng trung quân ái quốc - có ý thức trách nhiệm rất cao với vua với nước.
    • Là một vị tướng tài ba, mưu lược, có kinh nghiệm dồi dào và tầm nhìn xa trông rộng.
    • Có lòng thương dân, trọng dân, biết lo cho dân.

b. Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của người cha, trong các câu chuyện với gia nô và hai người con trai

  • Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của người cha
    • Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho là phải → Đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu” một cách tự nguyện, hết lòng trung nghĩa, dẹp thù riêng để phụng sự đất nước, ko mảy may tư lợi.
  • Câu chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng
    • Khẳng định nhân cách cao thượng, tấm lòng trung nghĩa, thẳng thắn, cương trực của hai người nô bộc trung thành.
    • Khẳng định tư tưởng trung quân của Trần Quốc Tuấn là hoàn toàn đúng nên mới tìm được sự đồng cảm của mọi người, kể cả gia nhân.
    • Chi tiết “Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người” nô bộc trung nghĩa:

→ Câu chuyện với 2 nô bộc chỉ là một phép thử lòng người của Trần Quốc Tuấn

→ Trần Quốc Tuấn là một con người thẳng thắn, chân thành

  • Câu chuyện với hai người con trai
    • Hưng Vũ Vương (Quốc Hiến): ông “ngầm cho là phải”.
    • Hưng nhượng Vương (Quốc Tảng): ông nổi giận, rút gươm định tội, ko muốn Quốc Tảng được nhìn mặt lần cuối.

→ Tính cách: thận trọng, trung nghĩa.

→ Cách giáo dục con: công bằng, rất nghiêm khắc.

c. Những công lao và uy tín, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn

  • Công lao giữ nước, xây dựng đất nước
  • Đức độ lớn lao
  • Thiên tài quân sự lỗi lạc
  • Được soạn bia ở sinh từ để ca ngợi. Khi chết được tặng nhiều tước hiệu cao quý. Nhân dân cảm phục, ngưỡng mộ và được phong làm bậc thánh. Kẻ thù nể phục, khiếp sợ.

=> Chân dung Trần Quốc Tuấn một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Tóm tắt nội dung

Trần Quốc Tuấn là con An Sinh Vương, lúc mới sinh được dự báo sau có thể giúp nước cứu đời. Lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, văn võ toàn tài. Vốn có hiềm khích với Trần Thái Tông, trước khi mất cha ông đã dặn phải vì cha mà lấy được thiên hạ. Ông ghi để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải. Ông đem lời cha dặn hỏi hai gia nô và rất cảm phục trước sự khẳng khái quyết không làm điều bất trung của họ. Ông cũng vờ hỏi hai người con. Người con thứ nhất trả lời “không nên”, ông ngầm cho là phải. Người con thứ hai có ý nên thừa cơ để giành thiên hạ. Ông rút gươm định giết bởi tội loạn thần, bất hiếu, sau tha nhưng không cho nhìn mặt lần cuối.Có công lớn, ông được vua Trần phong là Thượng quốc công nhưng vẫn luôn “giữ tiết làm tôi”. Ông là vị tướng tài ba, luôn khích lệ, động viên tướng sĩ, tiến cử nhân tài, soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư cho đất nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm tới cùng. Tên tuổi của ông khiến quân giặc phải kinh sợ. Khi nằm trên giường bệnh, ông vẫn giúp vua lo tính kế sách giữ nước, an dân. Ngày 8 tháng 12, ông mất ở Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

2. Phân tích chi tiết văn bản

a. Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

  • Theo Trần Quốc Tuấn, chống giặc phải tuỳ thời mà tạo thế, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có một khuôn mẫu nào nhất. định.
  • Song điều kiện quan trọng nhất để có thể chống giặc thành công là toàn dân phải đoàn kết, phải “có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được”.
  • Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” (giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không sách nhiễu nhân dân, phải chăm lo để nhân dân có cuộc sống ấm no, sung túc), đó chính là “thượng sách giữ nước vậy”.

⇒ Những câu trả lời đầy tâm huyết trên đây của Trần Quốc Tuấn, quả thực đã thể hiện được tài năng và sự đức độ của người anh hùng dân tộc, một vị tướng không chỉ có trí dũng song toàn, có lòng trung mà còn biết thương yêu dân, trọng dân và chăm lo cho dân hết mực.

b. Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai

  • Thái độ và việc làm trước lời di huấn của cha:
    • Lúc sắp mất, cha Trần Quốc Tuấn dận ông rằng: “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”.
    • Đối với lời cha dặn, ông “ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”.
    • Sau này, ông dùng nó để thử lòng gia nô và hai con trai của mình nhằm phân định người hiền tài và kẻ bạc nhược nhỏ nhen.

⇒ Trần Quốc Tuấn chọn chữ trung, đặt quyền lợi của cả đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình

  • Chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm… Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu…”
    • Đem chuyện của cha kể với hai gia nô nhằm thử thách thái độ, cách ứng xử của họ
    • Trần Quốc Tuấn “cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người” -> Cảm phục, khen ngợi sự trung thực, thẳng thắn, trung nghĩa của họ.
  • Chuyện với hai người con trai:
    • Trước lời ứng xử thấu tình đạt lí của Hưng Vũ Vương, ông cũng vui mừng và “ngầm cho là phải”.
    • Thế nhưng khi vừa nghe câu trả lời có ý bất trung cửa người con thứ, Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông đùng đùng nổi giận rút gươm định trị tội đứa con nghịch tử ngay. Khi Quốc Tảng đã được tha rồi, ông còn rất quyết căn dặn Hưng Vũ Vương không cho Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.

⇒ Trung nghĩa, công bằng, nghiêm khắc

c. Những công tích lớn Trần Quốc Tuấn.

  • Công lao:
    • Là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông
    • Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.
  • Uy tín:
    • Được truy tặng tước lớn: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương "được ví như thượng phụ (cha vua)
    • Được hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.
    • Là chỗ dựa tinh thần của vua Trần những lúc vận nước lâm nguy (Câu nói khảng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ trước ông: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”)
    • Danh vọng và tài thao lược của ông khiến kẻ thù phải kính sợ đến mức ko dám gọi tên.
    • Được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian.
  • Vẻ đẹp nhân cách: khiêm tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ lễ vua tôi.

⇒ Chân dung Trần Quốc Tuấn hiện lên là một nhân cách vĩ đại, sống mãi trong lòng nhân dân

3. Tổng kết:

  • Nội dung: Vẻ đẹp nhân cách vĩ đại của Trần Quốc Tuấn: trung quân ái quốc, thương yêu dân, tận tình với tướng sĩ, tài năng, mưu lược, khiêm tốn, cẩn trọng, công bằng và nghiêm khắc trong giáo dục con...
  • Nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện không đơn điệu theo trình tự thời gian, sử dụng hai mạch kể rất điêu luyện, thu hút sự chú ý của người đọc, kĩ thuật kể chuyện phức điệu, khéo léo đan xen lời nhận xét tinh tế để định hướng cho người đọc; mỗi sự kiện, chi tiết đều tương ứng với một câu chuyện sinh động,... có tác dụng làm nổi bật chân dung nhân vật lịch sử; nghệ thuật khắc họa nhân vật (đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ (với cha, với hai con, với gia nô và vua Trần) và những tình huống có thử thách (tình huống giữa việc trung với vua và hiếu với cha; tình huống giặc tràn sang, nhà vua hỏi kế sách;...); sử dụng những chi tiết đặc sắc, chọn lọc tinh tế.
  • Ý nghĩa: Nhân vật lịch sử mang ý nghĩa lớn lao với cả đất nước và dân tộc.

Back to top

  • 8 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021