Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài Khái quát văn học Việt Nam từ TK X đến hết TK XIX( Ngữ văn 10 tập 1, tr 109)
Luyện tập
Bài tập 1: trang 111 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài Khái quát văn học Việt Nam từ TK X đến hết TK XIX( Ngữ văn 10 tập 1, tr 109)
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại cũng rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người; lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng vê công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.
Có thế thấy những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo nói trên qua các tác phẩm văn học Phật giáo thời Lí ("Cáo bệnh, bảo mọi người" của Mãn Giác, "Tỏ lòng" của Không Lộ...), sáng tác của Nguyễn Trãi ("Đại cáo bình Ngô", "Tùng", "Cảnh ngày hè",...), Nguyễn Bỉnh Khiêm ("Ghét chuột", "Nhàn",...), Nguyễn Dữ ("Chuyện người con gái Nam Xương", "Chuyện chức phán sự đề Tản Viên",...). Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX như "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc", thơ Hồ Xuân Hương ("Bánh trôi nước", "Mời trầu", chùm thơ "Tự tình"), "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiều,...
Bài làm:
- Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.
- Luận cứ thể hiện ở lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người;...
- Dẫn chứng: Tác giả liệt kê những tác phẩm cụ thể giàu tính nahan đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí đến các tác phẩm văn học thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX.
- Phương pháp lập luận là phương pháp quy nạp.
Xem thêm bài viết khác
- Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính
- Đọc phần Tiểu dẫn bài Thơ hai -cư của Ba- sô ( Ngữ văn 10 , tập 1) và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây
- Có ý kiến cho rằng“nóng như Trương Phi còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nẩy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?
- Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh chị?
- Nội dung chính bài Viết quảng cáo
- Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình. Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh
- Xác định những câu thơ là lời thơ của người chinh phụ cho biết giá trị biểu hiện của nó Soạn Văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ
- Soạn văn 10 tập 2 bài luyện tập viết đoạn văn thuyết minh trang 62 sgk
- Soạn văn 10 bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trang 97 sgk
- Tóm tắt truyện "chức phán sự đền Tản Viên trang" ( không quá 20 dòng)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên