Soạn văn Hồi trống Cổ thành trang 74 sgk Soạn Hồi trống Cổ thành

  • 1 Đánh giá

Soạn văn Hồi trống Cổ thành trang 74 sgk được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài soạn cho ta hiểu được tính cách cương trực đến nóng nảy của Trương Phi cũng như tinh thần gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết dưới đây. Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

A- Kiến thức trọng tâm

1. Tác giả: La Quán Trung

  • La Quán Trung (1330 - 1400?) là một tác giả văn học nổi tiếng, tên La Bản, hiệu Hải Hồ Tản Nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
  • Tác giả chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử, là người có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh ở Trung Quốc.
  • Ngoài Tam quốc diễn nghĩa, ông còn viết nhiều truyện khác. Tuỳ Đường lưỡng triều chí chuyện, Tấn Đường Ngũ Đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện...
  • Bình sinh La Quán Trung là người kín đáo, cô độc, nhưng lại có hùng tâm. Tương truyền cuối đời La Quán Trung mai danh ẩn tích, từ năm 1364 thì không ai còn biết rõ tung tích của ông nữa.

2. Tác phẩm:

  • Thể loại: Tiểu thuyết
  • Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết chương hồi đồ sộ và có nhiều giá trị, ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam
    • Ra đời đầu thời Minh - Thanh, gồm 120 hồi, kể chuyện một nước chia ba trong gần 100 năm giữa ba tập đoàn Ngụy - Thục - Ngô ở Trung Quốc thời cổ
    • Giá trị nội dung: Phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa với hiện thực "cát cứ phân tranh", nhân dân đói khổ, điêu linh; Nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân; chữ "Nhân" - "dũng" trong một con người qua triều đình nhà Thục của vua Lưu Bị
    • Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn; xây dựng nhân vật độc đáo; thủ pháp nghệ thuật cường điệu hóa, phóng đại; sử dụng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu sức gợi....
  • Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ. Đoạn trích đặt ra vấn đề “trung thành hay phản bội” qua việc giải quyết sự hiểu lầm của Trương Phi về Quan Vũ.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: trang 79 sgk NGữ văn 10 tập 2

Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Vì sao lại đặt tên nhan đề đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: trang 79 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Có ý kiến cho rằng“nóng như Trương Phi còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nẩy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Tại sao nói: nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc?

=> Xem hướng dẫn giải

III- LUYỆN TẬP

Câu 1: trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Kể lại câu chuyện bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2:trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Tính cách của nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: trang 79 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Tính cách của Trương Phi và Quan Công khác nhau như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Hồi trống Cổ thành"

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Hồi trống Cổ thành"?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Hồi trống Cổ thành

Soạn văn Hồi trống Cổ thành trang 74 sgk được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc bài, củng cố thêm kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Ngoài tham khảo bài soạn văn trên, các em có thể tham khảo thêm các môn khác có tại tài liệu học tập lớp 10 do Khoahoc tổng hợp và cập nhật theo chương trình sách giáo khoa lớp 10.

  • 248 lượt xem