Tính cách của nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào
Câu 2:trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Tính cách của nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào?
Bài làm:
Tính cách của Trương Phi:
1. Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.
- Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt ("mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?").
2. Tính cách cương trực, rõ ràng thể hiện ở:
- Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.
3. Trương Phi còn là con người nghĩa khí, bộc trực nóng nảy:
- Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.
- Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, hỏi kĩ tên lính bị bắt, bắt hắn thuật lại chuyện ở Hứa Đô. Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa hai chị dâu vào thành, nghe kể hết mọi chuyện. Bấy giờ Trương Phi mới tin hoàn toàn => Trương Phi thận trọng, tinh tế.
4. Trương Phi biết nhân lỗi, sống tình cảm:
- Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công
=> Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện - một "hổ tướng" của nước Thục sau này.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu vị trí chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đê tài Bạch Đằng trong văn học. Nêu bố cục bài Phú sông Bạch Đằng và tìm hiểu một số từ khó, điển tích, điển cố.
- Theo anh chị những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ? Soạn Văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước
- Tính cách của Trương Phi và Quan Công khác nhau như thế nào?
- Ôn tập kiến tiếng Việt trong ngữ văn 10 kì 2
- Vì sao lại đặt tên nhan đề đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành
- Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lòi nói với Thúy Kiều như thế nào
- Soạn văn Trao duyên trang 103 sgk Soạn Trao duyên - Ngữ văn 10
- Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tựa " Trích diễm thi" tập
- Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh chị?
- Đọc những ngữ liệu sau để trả lời câu hỏi