Thuyết minh về một thể loại văn học mà anh chị yêu thích nhất
Đề bài: Thuyết minh về một thể loại văn học mà anh chị yêu thích nhất
Bài làm
Việt Nam có chiều dài hơn 4 ngàn năm lịch sử, trong 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước chúng ta tự hào về có những trang sử hào hùng. Thế nhưng đi cùng những năm tháng đó thì nền văn hóa cũng được tích lũy đáng kể. Mà văn học chính là một điểm sáng vô cùng rực rỡ. Nhắc đến những thể thơ nổi tiếng được nhiều người yêu thích thì không thể bỏ qua thể thơ lục bát. Đã lưu truyền trong dân gian cả ngàn năm nay, những câu thơ lục bát đã thấm nhuần trong tư tưởng, ăn sâu trong tâm trí của con người, trở thành những dòng suối ngọt lành tắm mát tâm hồn bao nhiêu thế hệ..
Thơ lục bát có từ rất lâu đời nó trở thành một thể thơ ca được cả dân tộc biết đến. Nó được tính từ hai câu thơ trở nên 1 câu sáu tiếng và một câu dưới 8 tiếng ghép thành 1 cặp thơ lục bát. Một bài thơ lục bát thường không giới hạn về số lượng câu mà các câu sắp xếp xen kẽ nhau. Thông thường thì thương bắt đầu từ câu sáu và kết thúc ở câu tám. Tuy nhiên cũng không loại trừ những trường hợp tác giả cố tình kết thúc ở câu sáu để tạo nên tính lơ lửng, thanh và vân. Thơ lục bát cũng có những quy luật riêng của nó tìm hiểu về cách thức gieo vần, thanh âm giúp các câu thơ trở nên kết nối với nhau một cách logic hơn.
Luật thanh trong thơ lục bát được tính theo quy luật nhất định. Nó cũng giống như quy tắc của thơ Đường luật nhất tam ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh ( Có nghĩa là tiếng 1-3-5 trong câu tự do vê thanh còn tiếng 2-4-6 phải tuân thủ quy định chặt chẽ).
Câu lục theo thứ tự là 2-4-6 bằng- trắc - bằng
Câu bát: Theo thứ tự 2-4-6-8 sẽ là bằng - trắc - bằng - bằng
Về việc phối thanh chỉ bắt buộc ở tiếng thứ tư là trắc các tiếng thứ hai - sáu - tám phải là bằng tuy nhiên trong câu tám các tiếng sáu - tám phải khác dấu nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại: Ví dụ:
“ Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều”
Tuy nhiên đôi khi cũng có những trường hợp tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát có thể biên thành thanh trắc hoặc giữ nguyên câu lục mà câu bát lại tuân theo quy luật Trắc- bằng- trắc- bằng những câu này sẽ được gọi là lục bát biến thể:
“ Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
Về cách gieo vần cũng khác các thể loại thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải riêng một vần điều này chứng tỏ lục bát có tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng, tiếng cuối của câu lục hợp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hợp với tiếng của câu lục tiếp và cứ thể cho đến hết cả bài:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Cách ngắt nhịp trong câu thơ lục bát thường là nhịp chắn 2/2/2 hoặc 4/4 để diễn tả những cung bậc cảm xúc một cách đa dạng và hay nhất.
Song cũng có những câu để nhấn mạnh tác giả sẽ dùng những nhịp lẻ 3/3 ví dụ như: Chồng gì anh/ vợ gì tôi. Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây... Nhằm diễn tả những điều khúc mắc, cản trở mạnh mẽ đột ngột hay bất thường thì sẽ được ngắt nhịp 3/3, 1/5 hoặc 3/5....
Thể thơ lục bát với những cách gieo vấn, phối thanh và bắt nhịp giản dị biến hóa linh hoạt phong phú tuy nhiên lại rất dồi dào thể hiện sự sáng tạo và thích ứng với mọi người. Chính vì sự gần gũi quen thuộc dễ nhớ đó nó đã trở thành chủ đạo trong kho tàng văn học dân tộc với những câu ca dao tục ngữ.
Bên cạnh những thể thơ lục bat truyền thống thì còn rất nhiều thể lục bát biến thể có sự co giãn nhất định về âm tiết và hiệp vần... HIện tượng lục bát biến thể phổ biến trong ca dao bạn có thể xem xét và đánh giá. Xét về nội dung thì lục bát có khả năng diễn tả tâm trạng một cách nhiều chiều đa dạng của nhân vật. Vì thế nó thường được sử dụng nhằm diễn tả nỗi lòng hay tâm trạng của con người trong đời sống sinh hoạt.
Lục bát chính là thể thơ quen thuộc truyền tải sâu sắc nhất nỗi lòng của nhân dân tình yêu thương đồng loại, yêu cảnh vật, yêu quê hương đất nước và tình cảm trai gái mặn nồng.... Nó có sức sống bền bỉ và trường tồn cùng với chiều dày lịch sử dân tộc. Việc sáng tạo nên thể thơ này không chỉ có ý nghĩa văn học mà nó còn là tiếng nói tinh thần của dân tộc Việt Nam. Ngày nay bạn có thể tìm thấy nó qua những câu ca dao tục ngữ trong những tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên....
Chính bởi sự duyên dáng, kín đáo và đặc sắc của mình lục bát đã có một chỗ đứng nhất định trong nền thơ ca Việt Nam. Nó chính là niềm tự hào của văn học Việt Nam và sẽ còn đồng hành mãi trong lòng người dân Việt.