-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Giới thiệu Nguyễn Trãi và Đại cáo bình Ngô một “áng thiên cổ hùng văn”
Đề bài: Giới thiệu Nguyễn Trãi và Đại cáo bình Ngô - một “áng thiên cổ hùng văn”
Bài làm
Sinh thời Nguyễn Trãi được biết đến là một trong những nhà nho yêu nước lỗi lạc, một vị quân sư đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng vang dội của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhắc đến ông là nhắc đến một danh nhân văn hóa thế giới đã để lại cho đời cả một kho tàng văn học đồ sộ, trong đó dáng chú ý nhất phải kể đến “Đại Cáo Bình Ngô”. Được so sánh như một áng thiên cổ hùng văn một bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, mở ra một triều đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc.
Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất năm 1442 hiệu là Ức Trai quê tại làng Chi Ngại ( Chí Linh - Hải Dương) sau dời về Nhị Khê nay thuộc Thường Tín - Hà Tây cũ. Thân sinh ra ông là cụ Nguyễn Ứng Long một nhà nho nghèo hiếu học đã từng đỗ tiến sĩ. Còn mẹ của nhà thơ là Trần Thị Thái - con quan tư đồ. Tuổi thơ của ông trải qua rất nhiều tai ương và đau thương tuy nhiên ông vẫn vươn lên trở thành một trong những nhà yêu nước lỗi lạc. Đó cũng chính là truyền thống của gia đình ông. Sau này khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra do Lê Lợi đứng đầu, ông đã một lòng phò tá Lê Lợi dành chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng ông đã thừa lệnh Lê Lợi soạn nên bản Đại Cáo Bình Ngô. Đây được xem như một áng thiên cổ hùng văn không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà nó còn được ví như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.
Đại cáo Bình NGô được Nguyễn Trãi sáng tác vào cuối năm 1427 đầu năm 1428 để tổng kết về cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đồng thời cũng tuyên bố kết thúc 20 năm đô hộ của giặc Minh và 10 năm diệt thù của ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã kết thúc thắng lợi. Nó mở ra cho dân tộc ta một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập tự do và hòa bình.
Cáo là một thể loại văn nghị luận có từ thời cổ đại Trung Quốc thường được vua chúa hay dùng để trình bày chủ trương, tuyên ngôn cho mọi người cùng biết. Nó mang dấu ấn của một sự kiện trọng đại có tính chất quốc gia. Chính vì thế Bình Ngô Đại Cáo được xem như một văn bản mang tính chất như một bản tuyên ngôn độc lập thể hiện luận điểm chính nghĩa là tư tưởng nhân đạo sâu sắc mà cốt lõi là tình yêu thương con người.
Mở đầu đoạn cáo Nguyễn Trãi đã đưa ra một lí lẽ đanh thép, một triết lí nhân sinh được đúc kết từ bao đời:
“Từng nghe việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Nguyễn Trãi đề cao giá trị của tình người. Một nền chính trị để được lâu bền thì không có cách nào khác là nó phải phục vụ mục đích cảo cả đó là vì nhân dân. Bởi “dễ trăm lần không dân cũng khó/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Cái tài tình của Nguyễn Trãi ở đây đó chính là dùng biện pháp so sáng và câu văn biền ngẫu sóng đôi thể hiện được tư duy cực nhạy bén của một nhà lãnh đạo tài ba.
Sau khi đưa ra một quan điểm triết lí nhân sinh nhà thơ đã lột trần tội ác của quân giặc:
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ...”
Chỉ bằng ngần ấy câu chữ nhà thơ đã phần nào cho thấy hết được tội ác thiên cổ mà quân giặc mang đến cho người dân nước Nam. Bằng lối nghệ thuật phóng đại lấy cái vô hạn của tự nhiên để nhấn mạnh cái vô hạn của tội ác nhà thơ đã vô cùng thành công khi đưa ra phần thực quá xuất sắc.
Và như một lẽ thường “áp bức có đấu tranh” khi tội ác đã quá giới hạn và sức chịu đựng thì khởi nghĩa ắt sẽ nổ ra. Hình ảnh Lê Lợi một con người vô cùng bình thường mang trong mình hoài bão lớn lao cùng với tình đoàn kết một lòng của nhân dân đã làm nên một cuộc chiến vĩ đại cho cả dân tộc. Giọng văn mang tính chất nhanh, dồn dập kết hợp với những động từ mạnh, câu văn dài ngắn linh hoạt.... phần nào thể hiện ý chí căm thù giặc sâu sắc và tinh thần quả cảm của cả dân tộc.
Chiến tranh kết thúc cũng là lúc một kỉ nguyên mới được mở ra cho dân tộc. Giọng văn mang âm điệu nhẹ nhàng thư thái, hả hê và tuyên bố nền độc lập mà ta dành được là hoàn toàn xứng đáng. Nhà thơ rút ra một bài học kinh nghiệm lớn lao cho nhân dân cũng đồng thời là một lời “dạy dỗ” cho quân giặc. Chủ quyền Đại Việt là không bao giờ bị lung lay và không ai có thể xâm lấn.
Có thể nói Đại Cáo Bình Ngô chính là một áng thiên cổ hùng văn đại diện cho cả dân tộc. Dù trải qua bao nhiêu biến động lịch sử, bao nhiêu thế kỉ trôi qua nó vẫn giữ nguyên giá trị là một áng văn chính luận mẫu mực. Thể hiện một sự tài hoa, lỗi lạc của Nguyễn Trãi - danh nhân văn hóa của thế giới.
-
Vai trò của rừng Amazon Ôn tập Địa 10
-
Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi Bài 4 trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 2
-
Đất gồm những thành phần nào? Ôn tập Địa 10
-
Sóng biển là gì, Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển? Ôn tập Địa 10
-
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Ôn tập Địa 10
-
Hiện tượng biển tiến biển thoái là gì? Ôn tập Địa 10
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật Bài tập trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1
- Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Cảm nhận 12 câu đầu bài Trao duyên 12 câu đầu Trao duyên
- Phân tích Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi Phân tích Đại Cáo Bình Ngô + Sơ đồ tư duy
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng Phân tích bài thơ Bạch Đằng Giang Phú
- Nghị luận về đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Văn mẫu lớp 10
- Tóm tắt đoạn trích trao duyên Tóm tắt trao duyên
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn (5 mẫu) Phân tích hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn
- Hướng dẫn soạn văn lớp 10, ôn tập lý thuyết, kiến thức trọng tâm. Các bài học trong Ngữ Văn 10 đều được KhoaHoc hướng dẫn soạn bài và phân tích chi tiết. Hi vọng rằng, thông qua tài liệu này, các em học sinh nắm tốt được nội dung bài học. Để tìm bài này tr
- TUẦN 1
- TUẦN 2
- TUẦN 3
- TUẦN 4
- TUẦN 5
- TUẦN 6
- TUẦN 7
- TUẦN 8
- TUẦN 9
- TUẦN 10
- TUẦN 11
- TUẦN 12
- TUẦN 13
- TUẦN 14
- TUẦN 15
- TUẦN 16
- TUẦN 17
- TUẦN 18
- Soạn văn 10 tập 2
- BÀI 19
- BÀI 20
- BÀI 21
- BÀI 22
- BÀI 23
- BÀI 24
- BÀI 25
- BÀI 26
- BÀI 27
- BÀI 28
- BÀI 29
- BÀI 30
- BÀI 31
- BÀI 32
- BÀI 33
- TUẦN 34
- TUẦN 35
- Tuyển tập bài văn mẫu lớp 10 hay
- An Dương Vương tự kể về cuộc đời mình trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Thuyết minh vai trò của các loài động vật hoang dã đối với việc bảo vệ môi trường.
- Thuyết minh vai trò của cây xanh trong việc bảo vệ môi trường sống
- Thuyết minh tác hại của thuốc lá đối với đời sống của con người
- Thuyết minh tác hại của ma túy đối với đời sống của con người
- Thuyết minh về kì quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long
- Thuyết minh về chùa Trấn Quốc
- Thuyết minh về phố cổ Hội An
- Thuyết minh về làng gốm Bát Tràng – ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng tại Hà Nội
- Thuyết minh về Làng Lụa Vạn Phúc – ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Hà Nội
- Giới thiệu Nguyễn Trãi và Đại cáo bình Ngô một “áng thiên cổ hùng văn”
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
- Thuyết minh về một thể loại văn học mà anh chị yêu thích nhất
- Không tìm thấy