Soạn bài Văn bản văn học trang 117 sgk Soạn Văn 10

  • 1 Đánh giá

Soạn bài Văn bản văn học trang 117 sgk được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài soạn cho ta nắm được các tiêu chí, cấu trúc chủ yếu của một văn bản văn học theo quan niệm ngày nay. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.

A- Kiến thức trọng tâm

I- Tiêu chí chủ yêu của văn học

  • Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người
  • Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao
  • Xây dựng theo một phương thức riêng, mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thế loại đó

II- Cấu trúc của văn bản văn học

1. Tầng ngôn từ- từ ngữ âm đến ngữ nghĩa: Bước đầu để đi vào chiều sâu của văn bản

2. Tầng hình tượng: được sáng tạo bởi những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng

3. Tầng hàm nghĩa: Nghĩa ẩn kín, tiềm tàng của văn bản; cần đi qua các lớp đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo

III- Từ văn bản đến tác phẩm văn học

  • Văn bản văn học: các sáng tác của nhà văn, một hệ thống kí hiệu tồn tại khách quan vì chưa thể tác động tới xã hội
  • Văn bản văn học trở thành tác phẩm văn học thông qua việc đọc và tiếp nhận những giá trị tiềm ẩn trong văn học; từ đó làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức, tình cảm của con người

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn đọc bài

Câu 1: trang 121 sgk Ngữ Văn 10 tập hai

Hãy nêu nhng tiêu chí ch yếu ca văn bn văn hc

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 121 sgk Ngữ Văn 10 tâp hai

Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 121 sgk Ngữ Văn 10 tập hai

Phân tích ý nghĩa mt hình tưng mà anh (ch) thy thích thú trong mt bài thơ hoc đon thơ ngn.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 121 sgk Ngữ Văn 10 tập hai

Hàm nghĩa ca văn bn văn hc là gì? Cho ví d c th.

=> Xem hướng dẫn giải

Luyện tập

Bài tập: trang 121 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Đọc các văn bản (SGK) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..

Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu hỏi:

a) Hãy tìm hai đoạn văn có cấu trúc ( cách tổ chức) câu, hình tượng tượng tương tự nhau của bài thơ Nơi dựa

b) Những hình tượng ( người đàn bà- em bé, người chiến sĩ - bà cụ già) gợi lên những suy nghĩa gì trong cuộc sống?

(2)

THỜI GIAN

Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỉ niệm trong tôi

Rơi

như tiếng sỏi

trong lòng giếng cạn

Riêng những câu thơ

còn xanh

Riêng những bài hát

còn xanh

Và đôi mắt em

như hai giếng nước

(Văn Cao, lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)

a) Theo anh chị, các câu sau chứa hàm chứa ý nghĩa gì?

- Kỷ niệm trong tôi

Rơi

như tiếng nước sỏi

trong lòng giếng cạn

-Riêng những câu hát

còn xanh

So sánh đối với hai câu mở đầu bài, chú ý từ xanh)

-Và đôi mắt e

như hai giếng nước

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói điều gì?

(3)

MÌNH VÀ TA

Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình

Sâu thẳm mình ư, lại là ta đấy!

Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy

Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.

(Chế Lan Viên, Ta gửi cho mình, NXB Tác phẩm mới Hà Nội, 1986)


a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1,2

b) Nói rõ quan hệ của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3,4.

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Văn bản văn học". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Văn bản văn học

Soạn bài Văn bản văn học trang 117 sgk Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Ngoài việc tham khảo tài liệu trên, các em có thể tham khảo thêm các môn học khác tại tài liệu học tập lớp 10 khác nữa nhé.

  • 463 lượt xem