Bài tập ở nhà a) Tìm hai ví dụ liên có điện từ, điệp câu những không có giá trị tu từ
Bài tập 2: Trang 125 sgk Ngữ Văn 10 tập hai
Bài tập về nhà:
a) Tìm hai ví dụ liên có điệp từ, điệp câu những không có giá trị tu từ
b) Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp
c) Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn
Bài làm:
a) Hiện tượng điệp không có giá trị tu từ :
- Văn học giúp ta nhận thức cuộc sống, văn học còn chắp cánh ước mơ.
- Tôi yêu con người phương Nam, yêu cái nắng gió phương Nam.
- "Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhau như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng".
b) Phép điệp có giá trị tu từ :
- Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người… (Cây tre Việt Nam - Thép Mới)
- Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh)
- Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,/Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. (Đại cáo bình Ngô)
c) Quê hương trong tôi, không chỉ là đàn cò trắng bay thẳng cánh đồng, không chỉ là cây đa, giếng nước, sân đình. Quê hương trong tôi còn bao trùm tất cả, là tuổi thơ, là gia đình, là bạn bè đồng trang lứa, là những đêm trăng tỏ chị Hằng, chú cuội. Quê hương trong tôi có hình ảnh mẹ đưa võng quạt mát cho con những trưa hè nóng bức, là tiếng đưa võng kẽo cà kẽo kẹt cùng câu hát mẹ ru tôi vào giấc ngủ yên bình. Quê hương đấy chính là gia đình, là những người tôi yêu thương, là nơi vun đắp tâm hồn, in dấu kỉ niệm, là nơi nuôi tôi khôn lớn trưởng thành
Xem thêm bài viết khác
- Đọc những ngữ liệu sau để trả lời câu hỏi
- Từ những chi tiết trong đoạn trích, anh (chị) hãy tóm tắt lại cáu chuyện về Trần Quốc Tuấn (không quá 20 dòng)
- Vì sao lại đặt tên nhan đề đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành
- Soạn văn bài: Viết bài làm văn số 4 văn thuyết minh
- Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau
- Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để thấy chủ nghĩa nhân đạo được Nguyễn Dữ gửi gắm trong tác phẩm.
- Soạn văn Trao duyên trang 103 sgk Soạn Trao duyên - Ngữ văn 10
- Soạn văn Hồi trống Cổ thành trang 74 sgk Soạn Hồi trống Cổ thành
- Tìm hiểu đoạn 2 (" Vừa rồi... Ai bảo thần dân chịu được")
- Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ
- Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều? Qua đó, có thể nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật
- Lựa chọn những từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau