Hiện tượng biển tiến biển thoái là gì? Ôn tập Địa 10
Hiện tượng biển tiến biển thoái là gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài, đồng thời tìm hiểu thêm hiện tượng biển tiến là gì, hiện tượng biển thoái là gì... Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.
Hiện tượng biển tiến biển thoái là gì? Địa 10
Câu hỏi: Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả?
A. sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời
B. của vận động nâng lên và hạ xuống
C. vận động của vỏ Trái Đất theo phương nằm ngang
D. của các thời kì có lượng mưa lớn hoặc có lượng bốc hơi nước lớn
Trả lời:
Đáp án đúng: C. vận động của vỏ Trái Đất theo phương nằm ngang
Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả vận động của vỏ Trái Đất theo phương nằm ngang
1. Hiện tượng biển tiến là gì?
Biển tiến là một sự kiện địa chất diễn ra khi mực nước biển dâng tương đối với đất liền và đường bờ biển lùi sâu vào trong đất liền gây ra ngập lụt. Biển tiến có thể làm cho nhấn chìm một vùng đất hoặc tạo các bồn đại dương. Biển tiến và biển thoái có thể do tác động của hoạt động kiến tạo như tạo núi, biến đổi khí hậu như các thời kỳ băng hà hoặc chuyển động đẳng tĩnh khi băng tan hoặc bóc mòn trầm tích.
Trong suốt kỷ Creta, tách giãn đáy biển đã tạo ra bồn Đại Tây Dương tương đối nông. Điều này làm giảm khả năng chứa của bồn đại dương trên thế giới và làm dâng mực nước biển trên toàn cầu. Do hậu quả của nước biển dâng, các đại dương tiến vào hầu hết phần miền trung Bắc Mỹ và tạo ra đường biển nội địa phía tây (Western Interior Seaway) từ vịnh Mexico đến Bắc Băng Dương.
2. Hiện tượng biển thoái là gì?
Biển thoái hay còn gọi là biển lùi là một tiến trình địa chất xảy ra khi mực nước biển hạ thấp làm lộ các phần của đáy biển. Ngược lại với sự kiện này là biển tiến xảy ra khi mực nước biển dâng lên làm ngập các vùng đất liền.
Dấu hiệu của biển lùi và biển tiến xuất hiện trong hầu hết các ghi nhận hóa thạch, và sự thay đổi này gây ra (hoặc góp thêm) một số sự tuyệt chủng lớn như sự kiện tuyệt chủng Permi-Trias (cách đây 250 triệu năm) và sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen (cách đây 65 triệu năm). Vào thời gian xảy ra các sự kiện trên (sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái Đất, mực nước biển toàn cầu hạ thấp 250 mét (hơn 800 ft).
Trong suốt các thời kỳ băng hà thuộc thế Pleistocen, có mối quan hệ rõ ràng giữa các lần biển tiến và các giai đoạn băng hà; khi đó có sự thay đổi cân bằng giữa quyển băng và thủy quyển trên toàn cầu, càng có nhiều nước trên hành tinh tồn tại ở ở dạng băng thì càng có ít nước trong các đại dương. Vào đỉnh điểm của thời kỳ băng hà gần đây, cách đây khoảng 18.000 năm, mực nước biển toàn cầu hạ thấp từ 120 đến 130 mét (400 ft.) so với ngày nay. Một số đợt biển lùi chính trong quá khứ cho thấy không có mối quan hệ với các giai đoạn băng hà, ví dụ như biển lùi đi cùng với sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Creta.
Một đợt biển lùi lớn có thể làm cho các sinh vật trong vùng biển nông rơi vào nguy cơ tuyệt chủng; nhưng sự tuyệt chủng hàng loạt có khuynh hướng liên quan đến cả các loài trên cạn lẫn dưới nước, và khó có thể thấy được biển lùi có thể gây ra các vụ tuyệt chủng rộng lớn đối với các động vật trên đất liền như thế nào. Vì thế các đợt biển lùi được xem là có mối tương quan hoặc là các biểu hiện của các sự kiện tuyệt chủng lớn hơn là nguyên nhân trực tiếp gây ra nó. Biển lùi kỷ Permi có thể có liên quan tới sự hình thành Pangaea: sự sáp nhập của các đại lục lớn thành một thể thống nhất có thể dễ dàng gây ra biển lùi do “sự mở rộng một chút của các bồn đại dương khi các lục địa nối liền lại.” Tuy nhiên, nguyên nhân này không thể áp dụng cho mọi, hay thậm chí là nhiều, trường hợp khác.
3. Dấu ấn của biển tiến Flandrian và biển thoái tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long
Biển tiến Flandrian đã để lại đồng bằng Sông Cửu Long những dấu ấn rõ nét bao gồm một hệ tầng trầm tích chứa phong phú các hóa thạch biển, bậc thềm biển ven rìa, giồng cát biển và hõm gặm mòn còn hằn sâu trên vách núi đá vôi ở Kiên Lương. Biển tiến Flandrian cực đại vào khoảng 5600 – 4200 năm cách ngày nay (Holocen giữa) với mực biển cao hơn mực biển hiện tại khoảng 5.0 m đã nhận chìm phần lớn diện tích đồng bằng Sông Cửu Long.
Sự rút lui của biển (biển thoái) đã dần để lộ và mở rộng đồng bằng với sự hình thành các thế hệ giồng cát trẻ hơn về phía biển. Hoạt động biển thoái diễn ra trong suốt Holocen muộn (từ khoảng 3.600 năm đến nay), có những thời đoạn dừng để hình thành giồng cát và các hõm gặm mòn trên vách đá vôi. Như vậy, xét theo qui mô nghìn năm, biển thoái Holocen muộn đã để lộ và mở rộng vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
- Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?
- Nước nào đứng đầu trong cuộc phát kiến địa lí?
- Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là
- Tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất là hiện tượng
- Không khí nằm ở hai bên frông có sự khác biệt cơ bản về
- Phần lớn lãnh thổ Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả
- Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây?
Hiện tượng biển tiến biển thoái là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức Địa lớp 10 từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Tính góc nhập xạ Vào ngày 22 - 12? Ôn tập Địa 10
- Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc vào ngày 22 - 6 là Ôn tập Địa 10
- Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng mặt trời có thể chiếu vuông góc Ôn tập Địa 10
- Đặc tính nổi bật của gió mùa ở khu vực Nam Á và Đông Nam Ôn tập Địa 10
- Dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn vì? Ôn tập Địa 10
- Thành phần vật chất chủ yếu của nhân trái đất Ôn tập Địa 10
- So sánh hiện tượng uốn nếp và đứt gãy Ôn tập Địa 10
- Địa bàn sinh sống của cư dân ở Địa Trung Hải là? Ôn tập Địa 10
- Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh Ôn tập Địa 10
- Quần cư là gì? Ôn tập Địa 10
- Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập, nêu dẫn chứng? Ôn tập Địa 10
- Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Ôn tập Địa 10