So sánh nội lực và ngoại lực Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

So sánh nội lực và ngoại lực được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài học hôm nay hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài, qua đó các em tìm hiểu thêm về nội lực là gì, ngoại lực là gì, nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là gì...Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo với nhé.

Câu hỏi: So sánh nội lực và ngoại lưc?

Trả lời:

- Giống nhau: Đều là lực tác động lên Trái Đất

- Khác nhau:

+ Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển… thông qua 4 quá trình liên quan tới nhau phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Các quá trình nây làm cho bề mặt Trái đất theo xu hướng phẳng lại. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.

+ Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất thông qua các quá trình vận động, có xu hướng làm bề mặt TĐ nhô lên. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…

Nội lực là gì?

- Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…

- Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa…

Ngoại lực là gì?

- Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…

- Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời. Nói chung, xu hướng tác động của ngoại lức là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi. Chúng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời cũng tạo ra những dạng địa hình mới.

- Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực

So sánh nội lực và ngoại lực (ảnh 2)

- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. Nội lực có xu hướng tạo những dạng địa hình lớn làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề, còn ngoại lực thường có xu hướng san bằng các dạng địa hình,…

=> Do đó, nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. Mối quan hệ giữa nội lực - ngoại lực được biểu hiện ngay từ cái tên của chúng.

- Trong đó, định nghĩa nội lực được phát biểu như sau:

Nội lực trong địa chất học là những lực sinh ra ở bên trong lõi Trái Đất, làm cho các lớp đá mắc ma bị uốn nếp, đứt gãy. Chúng tạo ra hiện tượng núi lửa phun trào và động đất. Trái với ngoại lực, nội lực làm nâng cao và làm bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là gì?

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng trong lòng đất.

Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất thông qua các quá trình ngoại lực là phá hủy chỗ này bồi tụ chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy,...

Tác động của nội lực và ngoại lực.

- Nội lực: là lực sinh ra bên trong trái đát làm thay đổi vị trí lớp đá của vá Trái Đất dẫn tối hình thành địa hình như tạo núi, tạo hoạt động núi lửa và động đất.

- Ngoại lực: là những lực xẩy ra bên trên bề mặt đất, chủ yếu là quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ không khí.

- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau xẩy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

So sánh nội lực và ngoại lực được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, qua đó học tốt môn Địa lí lớp 10. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu với nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 86 lượt xem
Chủ đề liên quan