Công thức tính góc nhập xạ là gì? Ôn tập Địa 10
Công thức tính góc nhập xạ là gì? được Khoaho sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trắc nghiệm ngoài ra các em tìm hiểu thêm về góc nhập xạ là gì, ý nghĩa của góc nhập xạ, công thức của góc nhập xạ. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé
Công thức tính góc nhập xạ là gì? Địa lí 10
Câu hỏi: Công thức tính góc nhập xạ là gì?
Trả lời:
- Công thức tổng quát : ho = 90o - j ± a, trong đó:
+ ho : góc nhập xạ
+ j : vĩ độ của địa điểm cần tính góc nhập xạ
+ a là góc tạo bởi của tia sáng Mặt Trời và mặt phẳng xích đạo (còn gọi là xích vĩ), 0o ≤ a ≤ 23o27’
1. Góc nhập xạ là gì?
– Góc nhập xạ là góc được tạo bởi tia tới của Mặt trời hợp tiếp tuyến của bề mặt Trái Đất trong những thời điểm cụ thể.
– Qua việc tính toán xác định được lượng nhiệt mà mặt trời phân phối xuống ở những địa phương và vào những thời điểm khác nhau trên Trái đất có sự khác biệt như thế nào, từ đó giải thích được tuy cùng ở trên Trái đất ở cùng một thời gian mà nơi nhận được lượng nhiệt nhiều, nơi nhận được lượng nhiệt ít và tại một địa điểm trong các thời điểm khác nhau trong năm thì nhận được lượng nhiệt khác nhau do góc nhập xạ khác nhau.
2. Ý nghĩa của góc nhập xạ
+ Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt đem tới bề mặt đất. Góc nhập xạ càng lớn, lượng ánh sáng và nhiệt đem tới mặt đất càng lớn
+ Cho biết độ cao của Mặt Trời so với mặt đất
3. Đặc điểm của góc nhập xạ
- Góc nhập xạ thay đổi theo không gian và thời gian
+ Theo vĩ độ: vĩ độ càng cao, góc chiếu sáng càng nhỏ
+ Theo mùa: cùng một vĩ độ, mùa hè góc chiếu sáng lớn, mùa đông góc chiếu sáng nhỏ.
+ Theo ngày: buổi sáng góc chiếu sáng nhỏ và lớn dần đến 12h trưa, sau đó lại nhỏ dần về chiều.
+ Theo địa hình: cùng một ngọn núi, sườn núi ngược chiều với tia sáng Mặt Trời thường có góc chiếu lớn, sườn núi cùng chiều với tia sáng Mặt Trời thường có góc chiếu nhỏ.
4. Công thức của góc nhập xạ
-Vào ngày 21/3 và 23/9 : ( Mặt trời lên thiên đỉnh ở Xích Đạo : vĩ độ 0o )
Công thức : GNXA = 90o – α Mà α = vĩ độ A ± 0o |
-Vào ngày 22 / 6 : (Mặt trời lên thiên đỉnh ở Chí tuyến Bắc : vĩ độ 23o27’B.
Công thức : GNXA = 90o – α Mà α = vĩ độ A ± 23o27’ |
- Lưu ý:
1. Nếu A ở cùng bán cầu ( phía Bắc bán cầu ) thì trừ đi 23o27’
- Nếu A ở khác bán cầu ( Nam bán cầu ) thì cộng 23o27’
2. Tính anpha (α ) trước rồi mới lấy 90o trừ đi α .
α luôn luôn dương
và Góc nhập xạ lớn nhất là = 90o không có GNX lớn hơn 90o
-Vào ngày 22/6 : (Mặt trời lên thiên đỉnh ở Chí tuyến Nam : vĩ độ 23o27’N )
Công thức : GNXA = 90o – α Mà α = vĩ độ A ± 23o27’ |
- Lưu ý:
- Nếu A ở cùng bán cầu ( phía Nam bán cầu ) thì trừ đi 23o27’.
- Nếu A ở khác bán cầu ( Bắc bán cầu ) thì cộng 23o27’.
- Vào ngày bất kỳ: (Mặt trời lên thiên đỉnh ở điểm N nào đó : vĩ độ No )
Công thức : GNXA = 90o – α Mà α = vĩ độ A ± No |
- Lưu ý:
+ Nếu A ở cùng bán cầu với N thì trừ đi No ( vĩ độ của N )
+ Nếu A ở khác bán cầu với N thì cộng No
5. Một số dạng bài tập
Bài tập 1: Tính góc nhập xạ lúc 12h trưa ngày 22/6 tại TP Hà Nội (21o02’B), Tôkiô (35o38’B), TP Jakarta (6o09’N)
Giải:
Ta có: vào ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, a = 23o27’.
- Hà Nội có j = 21o02’ < 23o27’ = .a
Hà Nội nằm ở bán cầu mùa hạ → áp dụng công thức
ho = 90o + j - a = 90o + 21o02’ - 23o27’ = 87o35’
- Tôkiô có j = 35o38’> 23o27’ = .a
Tôkio nằm ở bán cầu mùa hạ → áp dụng công thức
ho = 90o - j + a = 90o - 35o38’ + 23o27’ = 77o49’
- Jakarta có j = 6o09’ < 23o27’ = .a
Jakarta nằm ở bán cầu mùa đông → áp dụng công thức
ho = 90o - j - a = 90o - 6o09’ - 23o27’ = 60o24’
Bài tập 2: Tính góc nhập xạ của TP.HCM : 10o47’B và Hà Nội : 210o2’B
Vào các ngày 21/3; 22/6 ; 23/9; 22/12 và ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở TP. Huế ở vĩ độ 160o3’B .
Giải:
a. Vào ngày 21/3 và 23/9 (Mặt trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo) ta có công thức :
GNXA = 90o – α Mà α = vĩ độ A ± 0o
GNXTP.HCM = 90o – 10o47’ = 79o13’
GNXTP.HN = 90o – 210o2’ = 68o58’
b. Vào ngày 22/6 ( Mặt trời lên thiên đỉnh ở Chí Tuyến Bắc : 23o27’ B
Ta có: Công thức : GNXA = 90o – α
Mà α = vĩ độ A ± 23o27’ = 23o27’ – 10o47’ = 12o40’
Tp. HCM : GNX = 90o – 12 o 40’ = 77o20’
Hà Nội : GNX = 90o – [21o02’ – 23o27’] = 77o20’
- Thủy triều lớn nhất khi nào?
- Giới hạn phía trên của sinh quyển là?
- Yếu tố nào sau đây hiện nay giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh của một nước?
- Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là
- Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là?
- Để phù hợp với thời gian nơi đến khi đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến đổi ngày cần?
- Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa người ta thường dựa vào số liệu thống kê tỉ lệ người biết chữ
Công thức tính góc nhập xạ là gì? được Khoaho chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách phát triển dân số hợp lí? Ôn tập Địa 10
- Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách? Ôn tập Địa 10
- Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố địa hình trong quá trình hình thành đất. Lấy ví dụ chứng minh Ôn tập Địa 10
- Tóm tắt kiến thức Địa lí 10 Ôn tập Địa 10
- Đất gồm những thành phần nào? Ôn tập Địa 10
- Thủy triều lớn nhất khi nào? Ôn tập Địa 10
- Đặc điểm của gió tây ôn đới là? Ôn tập Địa 10
- Vai trò nào dưới đây không thuộc về cây công nghiệp? Ôn tập Địa 10
- Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào? Ôn tập Địa 10
- Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả Ôn tập Địa 10
- Câu hỏi: Khu vực vị trí gần biển và dòng biển nóng chảy qua có Ôn tập Địa 10