Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài ngoài ra các em tìm hiểu thêm sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng, vai trò của rừng và trồng rừng, nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả

A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.

B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết.

C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.

D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.

Giải thích: Bề mặt đệm ở các vùng núi, đặc biệt là đầu thượng nguồn các con sông có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa dòng chảy. Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả làm cho mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.

I. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng

* Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng:

- Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22%. Đến 2005, tăng lên đạt 38%.

- Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

* Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

- Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.

- Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:

+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

- Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.

Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả

II. Vai trò của rừng và trồng rừng

- Phòng hộ, chống xói mòn.

- Cải tạo môi trường sống.

- Cung cấp gỗ.

- Cải tạo đất.

III. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta

1. Tình hình rừng ở nước ta:

Bị tàn phá nghiêm trọng diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh chóng; diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.

Số liệu so sánh về tốc độ tàn phá rừng ở nước ta:

1943

1995

Diện tích rừng tự nhiên

14,350,000 ha

8,253,000 ha

Độ che phủ rừng

43%

28%

Diện tích đồi trọc

Không đáng kể

13,000,000 ha

Một số ví dụ về tác hại của sự phá rừng: đất đai bị xói mòn, dễ bị ngập lụt khi mưa lớn, khí hậu biến đổi, …

2. Nhiệm vụ của trồng rừng:

Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp trong đó có:

- Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.

- Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển (chắn gió, chống cát bay, cải tạo bãi cát, …).

- Trồng rừng đặc dụng: vườn Quốc gia, khu bảo tồn, …

IV. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất gồm:

A. Hấp thụ khí Cacbonic, giải phóng khí Oxy.

B. Tán rừng và cây cỏ ngăn cản nước rơi và dòng chảy.

C. Để sản xuất các vật dụng cần thiết cho con người.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm:

A. Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và sản xuất.

B. Chắn gió bão, sóng biển.

C. Nghiên cứu khoa học.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Tình hình rừng nước ta từ năm 1943 đến 1995 là:

A. Tăng diện tích rừng tự nhiên.

B. Giảm độ che phủ của rừng.

C. Giảm diện tích đồi trọc.

D. Tất cả các ý đều sai.

Câu 4: Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta là bao nhiêu ha?

A. 17 triệu ha.

B. 18,9 triệu ha.

C. 19,8 triệu ha.

D. 16 triệu ha.

Câu 5: Một ha rừng có khả năng hấp thụ bao nhiêu kg khí cacbonic trong một ngày đêm?

A. 300 – 330 kg.

B. 100 – 200 kg.

C. 320 – 380 kg.

D. 220 – 280 kg.

Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức môn Địa lí 10 đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 28 lượt xem
Chủ đề liên quan