Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách? Ôn tập Địa 10
Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài hôm nay các em tìm hiểu về phương pháp bản đồ - biểu đồ là gì, phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động...Được chia sẻ dưới đây, các em tham khảo nhé
Phương pháp bản đồ biểu đồ
- Câu hỏi: Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách?
- 1. Phương pháp bản đồ - biểu đồ là gì?
- 2. Phương pháp kí hiệu
- 3. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
- 4. Phương pháp chấm điểm
- 5. Phương pháp khoanh vùng
- 6. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
- 7. Tổng kết bài học
Câu hỏi: Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách?
A. đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
B. đặt các điểm chấm và phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó
C. đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
D. khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó.
Trả lời:
Đáp án: C. đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
1. Phương pháp bản đồ - biểu đồ là gì?
Khái niệm: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.
Ví dụ: Trên biểu đồ cây công nghiệp có thể có các biểu đồ cột ghép thể hiện diện tích đất trồng cây công nghiệp của từng tỉnh.
Các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ.
Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.
2. Phương pháp kí hiệu
a. Đối tượng biểu hiện
Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hoà Bình được đặt trên sông Đà…)
b. Các dạng kí hiệu
+ Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.
+ Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.
+ Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá , nhà máy.
c. Khả năng biểu hiện
+ Tên và vị trí phân bố của đối tượng.
+ Số lượng của đối tượng.
+ Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển
3. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện
Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.
b. Khả năng biểu hiện
+ Hướng di chuyển của đối tượng.
+ Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.
4. Phương pháp chấm điểm
a. Đối tượng biểu hiện
Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.
b. Khả năng biểu hiện
Sự phân bố của đối tượng.
Số lượng của đối tượng.
5. Phương pháp khoanh vùng
a. Đối tượng biểu hiện
Biểu hiện đối tượng không phân bố trên một vùng khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển những khu vực nhất định.
b. Khả năng biểu hiện
Sự phân bố của đối tượng.
Số lượng của đối tượng.
6. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
a. Đối tượng biểu hiện
Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện
+ Số lượng của đối tượng.
+ Chất lượng của đối tượng.
+ Cơ cấu của đối tượng
7. Tổng kết bài học
Phương pháp biểu hiện | Đối tượng biểu hiện | Khả năng biểu hiện |
1. Phương pháp kí hiệu | + Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. + Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. | + Vị trí phân bố của đối tượng. + Số lượng của đối tượng + Chất lượng của đối tượng. |
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động | + Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội. | + Hướng di chuyển của đối tượng. + Khối lượng của đối tượng di chuyển. + Chất lượng của đối tượng di chuyển. |
3. Phương pháp chấm điểm | + Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau. | + Sự phân bố của đối tượng. + Số lượng của đối tượng. |
4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ | + Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân + Chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó. | + Số lượng của đối tượng. + Chất lượng của đối tượng. + Cơ cấu của đối tượng. |
- Dòng biển là gì?
- Nhiệt lượng mặt trời mang đến bề mặt trái đất luôn thay đổi theo vĩ độ
- Các vùng trên bề mặt trái đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là?
- Vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng
- Đất gồm những thành phần nào?
- Tóm tắt kiến thức Địa lí 10
- Vì sao các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách phát triển dân số hợp lí?
Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho cho các em nắm được nội dung chính của bài, từ đó học tốt môn Địa lí 10. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Đặc điểm của công nghiệp năng lượng Ôn tập Địa 10
- 7 đới khí hậu chính trên trái đất Ôn tập Địa 10
- Đất trồng là yếu tố không thể thay thế được trong nông nghiệp do Ôn tập Địa 10
- Vì sao giao thông vận tải được xem là mạch máu của ngành kinh tế? Ôn tập Địa 10
- Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải? Ôn tập Địa 10
- Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do sửa Ôn tập Địa 10
- Thương nghiệp là gì? Ôn tập Địa 10
- Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là? Ôn tập Địa 10
- Bài tập tính múi giờ Ôn tập Địa 10
- Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa người ta thường dựa vào số liệu thống kê tỉ lệ người biết chữ Ôn tập Địa 10
- Công thức tính góc nhập xạ là gì? Ôn tập Địa 10