Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Ôn tập Địa 10
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài, ngoài ra các em tìm hiểu thêm những yếu tố ảnh hưởng hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới cũng như sự tác động của dải hội tụ nhiệt đới đối với Việt Nam. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé.
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? - Địa 10
Câu hỏi: Dải hội tụ nhiệt đới là gì?
Trả lời:
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu, của tín phong một bán cầu với tín phong bán cầu kia vượt xích đạo đổi hướng và tín phong mỗi bán cầu với đới tín phong gió tây xích đạo mở rộng với 3 mô hình của dải hội tụ nhiệt đới.
- Gần sát xích đạo. Xảy ra ở Đại Tây Dương khi tín phong 2 bán cầu gặp nhau ở gần xích đạo. Loại dải hội tụ gió này có tần suất cao, tồn tại ngay trên bản đồ gió trung bình toàn cầu ở miền xích đạo ĐTD. Trong dải hội tụ nhiệt đới này, dải mây tích và mây vũ tích tạo thành dải có mật độ không đều. Chiều rộng của dải mây chừng 200- 300m, chiều dài rất lớn, có trường hợp gần như bao quanh Trái Đất.
- Dải hội tụ nhiệt đới loại 2 là kết quả của sự hội tụ giữa tín phong Nam Bán Cầu vượt xích đạo chuyển hướng thành gió mùa tây nam với tín phong đông bắc Bắc Bán Cầu. Đặc điểm của loại dải hội tụ nhiệt đới này là nằm cách xa xích đạo, với khoảng cách này lực Coriolis đủ lớn để tạo các xoáy xoáy thuận thể hiện qua các xoáy mây trên ảnh mây vệ tinh. Dải hội tụ nhiệt đới loại 2 đặc trưng cho dải hội tụ nhiệt đới ở Đông Nam Á và Biển Đông. Những xoáy thuận trên dải hội tụ nhiệt đới là nhiễu động ban đầu cho sự hình thành của bão ở Biển Đông.
- Tín phong hai bán cầu hội tụ với đới gió tây xích đạo mở rộng. Dải hội tụ nhiệt đới thứ ba là dải hội tụ kép với dải hội tụ chính ở Bắc Bán Cầu và dải hội tụ phụ ở Nam Bán Cầu với cường độ phát triển không lớn bằng dải hội tụ ở phía bắc. Loại dải hội tụ nhiệt đới này ít thấy hơn so với hai loại trên và chỉ xảy ra ở nơi đới gió tây xích đạo biểu hiện rõ.
1. Những yếu tố ảnh hưởng:
- Dải hội tụ nhiệt đới cũng là một dải thấp nên có sự tương tác với vùng thấp ngoài biển. Thực tế theo thống kê có 80% bão và áp thấp nhiệt đới được hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới.
- Khu vực xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới thường có nhiều mây, gây mưa lớn, xuất hiện dông và gió xoáy rất nguy hiểm.
2. Sự tác động của dải hội tụ nhiệt đới đối với Việt Nam:
Việt Nam chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới với một bên là gió Tây Nam và một bên là gió tín phong Đông hoặc Đông Nam từ Biển Đông-Thái Bình Dương thổi vào. Dải hội tụ ảnh hưởng tới nước ta từ khoảng tháng 6 đến tháng 9.
Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới: Nơi có hoạt động của dải hội tụ thường gây ra mưa giông lớn trên diện rộng.
Dải hội tụ nhiệt đới thường hoạt động trong khu vực nội chị tuyến.
Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển lên phía Bắc hay xuống phía Nam phụ thuộc vào chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
Vào mùa đông khi mà gió tín phong bắc bán cầu hoạt động mạnh vượt qua xích đạo sang nam bán cầu và đổi thành hướng tây bắc hội tụ với gió tín phong nam bán cầu. Do đó dải hội tụ vào mùa đông thường nằm ở phía nam xích đạo.
Vào mùa hè thì dải hội tụ nhiệt đới thường di chuyển từ nam xích đạo lên phía bắc xích đạo do gió tín phong nam bán cầu hoạt động mạnh vượt lên phía bắc xích đạo và hội tụ với gió tín phong bắc bán cầu.
Vào mùa thu và mùa xuân, khi mà hai đới gió tín phong 2 bán cầu hoạt động ổn định cùng nhau nên dải hội tụ nhiệt đới có xu hướng nằm tại khu vực xích đạo.
3. So sánh sự giống và khác nhau giữa dải hôi tụ nhiệt đới và Frông:
- Giống nhau: đều là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có hướng gió khác nhau.
- Khác nhau:
+ Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác nhau về tính chất vật lí, còn dải hội tụ nhiệt đới là nơi gặp nhau của hai khối khí nóng ẩm chỉ khác nhau về hướng gió.
+ Khi frông đi qua có sự thay đổi về nhiệt độ, còn dải hội tụ nhiệt đới thì nhiệt độ ít thay đổi.
+ Mưa của frông là do không khí nóng gặp không khí lạnh và bị đẩy lên, còn dải hội tụ nhiệt đới là do áp thấp.
+ Phạm vi hoạt động của frông tập trung nhiều ở vùng ôn đới, không có ở ở vùng xích đạo; còn dải hội tụ nhiệt đới chỉ quanh khu vực xích đạo, ít khi lên tới chí tuyến
+ Trên mỗi bán cầu có hai frông cơ bản là frông địa cực và frông ôn đới, còn trên Trái Đất chỉ có một dải hội tụ nhiệt đới.
- So sánh 3 quá trình phong hóa?
- Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình phong hóa vận chuyển và bồi tụ
- Gió Mậu Dịch có đặc điểm là
- Vai trò của bản đồ trong học tập?
- Các tác động của nội lực đến bề mặt trái đất thông qua?
- Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi trái đất tự quay là?
- Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập, nêu dẫn chứng?
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức, từ đó học tốt môn Địa lí 10. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu với nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Hiện tượng biển tiến biển thoái là gì? Ôn tập Địa 10
- Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình nào dưới đây? Ôn tập Địa 10
- Phần lớn lãnh thổ Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của Ôn tập Địa 10
- Không khí nằm ở hai bên frông có sự khác biệt cơ bản về Ôn tập Địa 10
- Tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất là hiện tượng Ôn tập Địa 10
- Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là Ôn tập Địa 10
- Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là Ôn tập Địa 10
- Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng? Ôn tập Địa 10
- Vai trò của khí quyển Ôn tập Địa 10
- Sóng biển là gì, Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển? Ôn tập Địa 10
- Nêu vai trò và đặc điểm chủ yếu của cây công nghiệp ở nước ta Ôn tập Địa 10
- Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là Ôn tập Địa 10
- Trình bày ưu điểm và nhược điểm của giao thông vận tải đường sắt Ôn tập Địa 10