Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài đồng thời tìm hiểu thêm khái niệm và nội dung thuyết kiến tạo mảng, đặc điểm của mảng kiến tạo, hệ thống các mảng trên thế giới. Dưới đây là nội dung chi tiết các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là?

A. Sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông

B. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ

C. Sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời

D. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất

Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất

1. Khái niệm và nội dung thuyết kiến tạo mảng

* Khái niệm:

Thuyết kiến tạo mảng là một học thuyết giải thích các chuyển động kiến tạo và các quá trình diễn biến địa chất của Trái Đất theo cơ chế động.

Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là?

* Nội dung:

a. Một số thuyết ra đời trước

- Thuyết trôi lục địa: Trước đây trái đất đã có lúc là một lục địa duy nhất sau bị gãy vỡ, nứt ra… Giả thuyết dựa trên hình thái, địa chất, di tích hoá thạch.

- Thuyết tách giãn đáy dại dương: giả thuyết dựa trên sự hình thành và tồn tại dải dị thường từ, trầm tích dưới đáy đại dương, đứt gãy biến dạng,...

- Thuyết kiến tạo mảng: là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa và Đại Dương trên bề mặt trái đất được xác định dựa trên các thuyết về lục địa trôi và sự tách giãn đáy Đại Dương.

- Theo thuyết kiến tạo mảng vỏ trái đất trong quá trình hình thành đã bị biến dạng do gãy vỡ tách ra thành một số đơn vị kiến tạo gọi là mảng kiến tạo.

b. Nội dung thuyết kiến tạo mảng:

- Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp.

- Manti trên và vỏ Trái Đất tạo thành thạch quyển. Phía dưới thạch quyển là quyển mềm. Thạch quyển có khả năng di chuyển tự do trên quyển mềm. Thạch quyển có thể chia làm 3 loại:

+ Thạch quyển có cấu trúc vỏ lục địa

+ Thạch quyển có cấu trúc vỏ đại dương

+ Thạch quyển có cấu trúc vỏ chuyển tiếp

- Thạch quyển không liên tục mà bị vỡ thành nhiều phần khác nhau. Các mảng được giới hạn bởi các hoạt động động đất, núi lửa, đứt gãy sâu…

- Các địa mảng có khả năng di chuyển tương đối với nhau theo phương ngang tạo nên các đới chờm mảng, đới cuốn hút, đứt gãy ngang, đứt gãy nghịch, đứt gãy biến dạng…

- Ranh giới của các địa mảng, đặc biệt là mảng đại dương thường là các đới rift được lấp đầy bởi các bazan có nguồn gốc từ manti, chúng được đưa lên trong điều kiện lục địa hoặc đáy đại dương bị tách giãn dọc theo các đới rift.

- Sự tách giãn của đáy đại dương dọc theo các đới rift được cân bằng bởi sự nén ép các địa mảng, đặc biệt là ở rìa các đại dương.

- Sự dịch chuyển của các địa mảng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân trực tiếp là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.

2. Đặc điểm của mảng kiến tạo?

- Các lớp bên ngoài của Trái Đất được chia thành thạch quyển và quyển mềm. Việc phân chia này dựa trên sự khác biệt về các đặc điểm cơ học và phương thức truyền nhiệt trong chúng. Về mặt cơ học, thạch quyển lạnh hơn và cứng hơn, trong khi đó quyển mềm thì nóng hơn và dễ chảy hơn. Về mặt truyền nhiệt, thạch quyển mất nhiệt do sự truyền nhiệt trong khi đó quyển mềm cũng truyền nhiệt bởi sự đối lưu và có gradien nhiệt độ gần như đoạn nhiệt. Sự phân chia này không nên lẫn lộn với sự phân chia về mặt hóa học của cùng các lớp này thành quyển manti (bao gồm cả quyển mềm và phần manti của thạch quyển) và lớp vỏ: các phần của quyển manti có thể là một phần của thạch quyển hoặc quyển mềm ở các thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất của nó.

- Các mảng kiến tạo gồm phần thạch quyển của quyển manti và phần nằm phủ bên trên là một trong hai kiểu vật liệu lớp vỏ: lớp vỏ đại dương (hay quyển sima từ ghép của silic và magiê) và lớp vỏ lục địa (hay quyển sial từ ghép của silic và nhôm). Thạch quyển đại dương trung bình dày khoảng 100 km; bề dày cũng phản ảnh tuổi của nó: theo thời gian nó lạnh dần và trở nên dày hơn. Do nó được hình thành từ sống núi giữa đại dương và tách giãn về hai phía, bề dày của nó cũng dùng để đo đạc khoảng cách từ vị trí hiện tại của chúng đến sống núi giữa đại dương. Thạch quyển lục địa điển hình dày khoảng 200 km và cũng thay đổi giữa các bồn địa, dãy núi, và bên trong nền cổ ổn định của lục địa. Hai kiểu lớp vỏ cũng có bề dày khác nhau, lớp vỏ lục địa dày hơn lớp vỏ đại dương (35 km so với 6 km của lớp vỏ đại dương).

- Nơi hai mảng gặp nhau được gọi là ranh giới mảng, và các ranh giới mảng thường liên quan đến các hoạt động động đất và tạo thành các dạng địa hình như dãy núi, núi lửa, sống núi giữa đại dương và rãnh đại dương. Các hoạt động núi lửa chính xuất hiện dọc theo các ranh giới mảng, trong đó ranh giới mảng hoạt động mạnh nhất và được biết đến nhiều nhất là vành đai lửa Thái Bình Dương của mảng Thái Bình Dương.

- Các mảng kiến tạo có thể chỉ bao gồm lớp vỏ lục địa hay lớp vỏ đại dương, hoặc cả hai. Sự phân chia giữa lớp vỏ đại dương và lớp vỏ lục địa dựa trên cơ chế hình thành của chúng. Vỏ đại dương được hình thành ở trung tâm tách giãn đáy biển và vỏ lục địa được hình thành từ hoạt động của cung núi lửa và từ sự lớn dần của các địa thể từ các quá trình kiến tạo; mặc dù một số dạng địa thể này có thể chứa các chuỗi ophiolit, là các mảnh của vỏ đại dương, và chúng vẫn được xem là một phần của lục địa khi chúng thoát khỏi chu trình chuẩn của sự hình thành và các trung tâm tách giãn cũng như sự hút chìm bên dưới các lục địa. Vỏ đại dương nặng hơn vỏ lục địa do chúng khác nhau về thành phần cấu tạo như vỏ đại dương chứa ít silic và nhiều các nguyên tố nặng (“mafic”) hơn so với vỏ lục địa (“felsic”).

3. Hệ thống các mảng trên thế giới

- Trên thế giới có 7 mảng lớn và nhiều mảng nhỏ.

+ Mảng Bắc Mỹ

+ Mảng Nam Mỹ

+ Mảng Thái Bình Dương

+ Mảng Ấn Độ - Ôxtraylia

+ Mảng Nam Cực

+ Mảng Á - Âu

+ Mảng Phi

- Ngoài các mảng lớn còn có một số mảng nhỏ như: Ả Rập, Ấn Độ, Philippin, Cocos, Caribê, Nazca, Scottia, Juan de Fuca…

- Một mảng có thể chỉ gồm toàn vỏ lục địa, toàn vỏ đại dương hoặc gồm cả vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa …

Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng qua bài này các em sẽ nắm được cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti, cũng như nắm được khái niệm, đặc điểm của mảng kiến tạo. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 55 lượt xem
Chủ đề liên quan