Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em ngoài việc trả lời câu hỏi còn giúp các em nắm được khái niệm cơ cấu dân số và đặc trưng của cơ câu dân số. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo với nhé

Câu hỏi: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới

A. phân bố sản xuất

B. tổ chức đời sống xã hội.

C. phát triển kinh tế - xã hội.

D. hoạch định chiến lược phát triển.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới phân bố sản xuất, trình độ phát triển kinh tế xã hội và hoạch định chiến lược phát triển của một quốc gia.

I. Khái niệm cơ cấu dân số

1. Cơ cấu dân số là gì?

Quy mô và phân bố dân số, cơ cấu dân số là đặc tính thứ ba, được hình thành dưới tác động của sự thay đổi mức sinh, mức chết và di dân. Sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận theo một tiêu thức đặc trưng nhất định gọi là cơ cấu dân số.

+ Ví dụ: Như cơ cấu tự nhiên (tuổi và giới tính), cơ cấu dân tộc và cơ cấu xã hội tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn…). Trong đó cơ cấu tuổi và giới tính của dân số là quan trọng nhất bởi vì không những nó ảnh hưởng tới mức sinh, mức chết và di dân mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới

2. Cơ cấu dân số vàng

Cơ cấu dân số vàng trong tiếng Anh được gọi là Golden population structure.

- Cơ cấu dân số vàng được hiểu là số người trong độ tuổi lao động tăng gấp hai lần số người phụ thuộc.

Có ba tỉ số phụ thuộc, đó là:

+ Tỉ số phụ thuộc trẻ em (được tính bằng tỉ số giữa số trẻ em với 100 người trong độ tuổi lao động).

+ Tỉ số phụ thuộc già (được tính bằng tỉ số giữa số người cao tuổi với 100 người trong độ tuổi lao động).

+ Tỉ số phụ thuộc chung (được tính bằng tổng hai tỉ số phụ thuộc trên). 2 tỉ số phụ thuộc chung cho biết trung bình 100 người trong độ tuổi lao động phải "gánh đỡ" cho bao nhiêu người ngoài độ tuổi lao động.

Khi tỉ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50 thì "gánh nặng" thấp bởi trung bình một người ngoài độ tuổi lao động được "hỗ trợ" bởi hơn hai người trong độ tuổi lao động.

Khi dân số đạt được tỉ số phụ thuộc chung như vậy, chúng ta coi dân số đó đang đạt "cơ cấu vàng". "Cơ cấu dân số vàng" sẽ kết thúc khi tỉ số phụ thuộc chung bắt đầu tăng trở lại và vượt ngưỡng 50.

Cơ cấu dân số vàng thường kéo dài từ 30 đến 35 năm, thậm chí dài hơn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã biết tận dụng triệt để cơ hội này để tạo nên những kì tích trong phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển.

II. Đặc trưng của cơ cấu dân số

Dựa vào những tiêu chí nhất định, người ta phân chia dân số thành những nhóm khác nhau với những đặc trưng riêng biệt.

1. Cơ cấu dân số theo tuổi

Tuổi là một tiêu thức được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về dân số và xã hội. Trong dân số, tuổi được xác định theo tuổi tròn (lấy tròn theo số lần đã qua ngày kỷ niệm sinh nhật).

Để đánh giá cơ cấu tuổi của dân số, ta chia tổng số dân theo từng độ tuổi hay nhóm tuổi. Nhóm tuổi có khoảng cách đều nhau 5 năm, 10 năm, hoặc khoảng cách tuổi không đều nhau tùy thuộc mục đích nghiên cứu như các nhóm dưới tuổi lao động (0-14), trong tuổi lao động (15-60), và trên tuổi lao động (từ 60 trở lên)… rồi tính tỷ trọng dân số của từng độ tuổi hay nhóm tuổi trong tổng số dân.

Cơ cấu tuổi là biến số quan trọng trong quá trình phát triển và để lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong quá trình kế hoạch hóa nguồn lao động. Nó cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá các quá trình dân số, tái sản xuất dân số, lập các kế hoạch và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình…

2. Cơ cấu dân số theo giới tính

– Tỷ số giới tính (sex ratio – SR), là tỷ số giữa dân số nam và dân số nữ trong cùng tổng thể dân số tại một thời điểm nhất định:

SR = (Số dân nam) / (Số dân nữ) * 100

Tỷ số giới tính có thể được tính cho từng độ tuổi, nhóm tuổi cụ thể, ví dụ cho trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cho nhóm trên 65 tuổi.

– Tỷ số giới tính khi sinh: (SRB)

SRB = (Số bé trai sinh sống) / (Số bé gái sinh sống) x 100

Công thức trên cho ta thấy cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có bao nhiêu bé trai được sinh ra. Thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có tương ứng khoảng 102 đến 107 bé trai. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ, chẳng những sự phát triển của dân số tương lai bị ảnh hưởng nặng nề, mà nó còn gây nên những tiêu cực về mặt xã hội: bắt cóc, lừa đảo, buôn bán phụ nữ, mại dâm, nhập khẩu cô dâu….tăng cao khó kiểm soát. Mặt khác nó còn ảnh hưởng đến suy giảm chất lượng dân số. Do vậy người ta thường chú ý đến tính cân bằng giữa nam và nữ ở nhóm tuổi trẻ đặc biệt là với số trẻ mới sinh ra.

3. Cơ cấu dân số theo lao động

- Cơ cấu dân số theo lao động cho biết tại từng khu vực kinh tế tình hình dân số và nguồn lao động diễn biến ra sao.

+ Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế

Có 3 khu vực kinh tế: nông lâm ngư nghiệp – KV1, công nghiệp xây dựng – KV2 và dịch vụ – KV3. Hiện nay xu hướng chuyển dịch dân số về KV2, 3, giảm thiểu ở KV1. Điều này rất phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguồn lao động

- Là những người đang trong độ tuổi lao động, có đủ khả năng tham gia lao động.

- Nguồn lao động được chia làm 2 nhóm.

- Nhóm hoạt động kinh tế: là những người có việc làm tạm thời hoặc ổn định hoặc có nhu cầu lao động nhưng chưa tìm được việc.

- Nhóm không hoạt động kinh tế: là học sinh, sinh viên, nội trợ và một số trường hợp khác không tham gia lao động.

4. Cơ cấu dân số theo một số tiêu thức khác

- Cơ cấu dân số theo thành thị, nông thôn.

- Cơ cấu dân tộc, tôn giáo.

- Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế.

- Cơ cấu theo trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật.

- Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân.

Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần trả lời chi tiết trên đây sẽ giúp các em nắm chắc nội dung của bài cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 28 lượt xem
Chủ đề liên quan