Hướng gió mùa ở nước ta là? Ôn tập Địa 10
Hướng gió mùa ở nước ta là? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Gồm câu hỏi trắc nghiệm cùng với kiến thức tham khảo về gió mùa: Đặc điểm của gió mùa, Khí hậu nhiệt đới gió mùa, Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố ở đâu...Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé
Hướng gió mùa ở nước ta là? - Địa 10
Trắc nghiệm: Miền có gió mùa thì có mưa nhiều vì
A. gió luôn thổi từ lục địa ra đại dương.
B. gió hay thổi theo mùa và gây mưa lớn liên tục.
C. gió luôn thổi từ đại dương đem mưa vào lục địa.
D. trong năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa.
Trả lời:
Đáp án: D. trong năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa.
Miền có gió mùa thì có mưa nhiều vì trong năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa.
Kiến thức tham khảo về gió mùa
1. Đặc điểm của gió mùa
- Đây là một loại gió đổi hướng theo mùa, hướng gió được thay đổi gần như ngược chiều nhau giữa mùa đông và mùa hè. Thuật ngữ gió mùa (tiếng Anh là Monsoon) có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập “Mausim” có nghĩa là “mùa”. Gió mùa là một đặc trưng của khí hậu khu vực miền nam châu Á.
- Do sự thay đổi của áp suất khí quyển mà vào mùa hè, gió mùa thổi từ biển vào đất liền từ hướng tây nam nên còn gọi là gió mùa Tây Nam, hay gió mùa mùa hè. Mùa đông, gió chuyển hướng từ đất liền thổi ra biển, vào nước ta từ hướng đông bắc nên còn gọi là g Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, khu vực chí tuyến nóng nhất do đó hình thành trung tâm áp thấp Giản (Nam Á) [do đại dương nhiều nên hình thành khí áp thấp]. Vì vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị lệch hướng trở thành gió tây nam, đem theo không khí mát mẻ, nhiều hơi ẩm và mưa lớn.
- Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài tới hàng tuần.ió mùa Đông Bắc, hay gió mùa mùa đông.
2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa hay còn gọi là khí hậu nhiệt đới ẩm là khí hậu tương ứng với nhóm Am theo phân loại khí hậu Köppen. Giống như khí hậu xavan (khí hậu ẩm và khô nhiệt đới), khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình tháng trên 18oC trong mỗi tháng và có mùa ẩm, khô đặc trưng, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.000 - 1.500 mm ở nhiệt đới gió mùa châu Á.[1]
- Tuy nhiên, không giống với khí hậu xavan, tháng khô nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng giáng thủy ít hơn 60 mm/tháng, nhưng lớn hơn (100-[tổng lượng giáng thủy{mm}/25]). Quan trọng hơn, khí hậu nhiệt đới gió mùa thường không có mùa khô đáng kể như khí hậu xavan. Cuối cùng, khí hậu nhiệt đới gió mùa gặp ít sự thay đổi về nhiệt độ trong năm hơn khí hậu xavan. Đối với khí hậu này, mùa khô nhất thường xảy ra vào đông chí (đầu mùa đông) đối với phía đó của đường xích đạo.
3. Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố ở đâu?
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường được tìm thấy nhiều nhất ở Nam và Trung Mỹ. Tuy nhiên, có những khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Châu Phi (đặc biệt là Tây và Trung Phi), Caribbean, Bắc Mỹ và Úc cũng có khí hậu này.
- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu : khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á. Trong các khu vực khí hậu gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt : mùa đông có giá từnội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.
Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. Tại các khu vực này vé mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trungbình năm thay đổi từ 200-500mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp. Hầu hết các vùng ở nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan ban hoang mạc và hoang mạc.
- Gió mùa là?
- Gió biển là loại gió?
- Gió mậu dịch là loại gió?
- Gió tây ôn đới là loại gió thổi từ?
- Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa
- Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là
Hướng gió mùa ở nước ta là? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích, đồng thời củng cố kiến thức môn Địa lớp 10. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa học, Ngữ văn, tiếng Anh,....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Giải Sinh 10 Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào KNTT Giải Sinh 10 sách Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng KNTT Giải Sinh 10 sách Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 12: Truyền tin tế bào KNTT Giải Sinh 10 sách Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 11: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh KNTT Giải Sinh 10 sách Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào KNTT Giải Sinh 10 sách Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 9: Thực hành quan sát tế bào KNTT Giải Sinh 10 sách Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 8: Tế bào nhân thực KNTT Giải Sinh 10 sách Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ KNTT Giải bài tập Sinh 10 SGK Kết nối tri thức
- Giải Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống KNTT Giải bài tập Sinh 10 SGK Kết nối tri thức
- Vai trò của công nghiệp năng lượng là gì? Ôn tập Địa 10
- Lớp vỏ địa lí bao gồm Ôn tập Địa 10
- Các tầng đá của lớp vỏ Trái Đất theo thứ tự từ trên xuống là? Ôn tập Địa 10
- Độ dày của lớp vỏ trái đất từ 5km đến? Ôn tập Địa 10
- Kể tên 7 đới khí hậu trên Trái Đất Ôn tập Địa 10
- Hiện tượng uốn nếp là gì? Ôn tập Địa 10