Để phù hợp với thời gian nơi đến khi đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến đổi ngày cần? Ôn tập Địa 10

  • 3 Đánh giá

Để phù hợp với thời gian nơi đến khi đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến đổi ngày cần? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài cùng với tìm hiểu thêm về đường chuyển ngày quốc tế là gì, quy định đường chuyển ngày quốc tế...Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Để phù hợp với thời gian nơi đến khi đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến đổi ngày cần?

A. tăng thêm một ngày lịch.

B. lùi đi một ngày lịch.

C. giữ nguyên ngày lịch đi.

D. giữ nguyên ngày lịch đến.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. lùi đi một ngày lịch

Giải thích: Để phù hợp với thời gian nơi đến, khi đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến đổi ngày, thì ta cần lùi đi một ngày lịch.

Để phù hợp với thời gian nơi đến khi đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến đổi ngày cần?

1. Đường chuyển ngày quốc tế là gì?

Đường chuyển ngày quốc tế, hay đường thay đổi ngày quốc tế, là một đường tưởng tượng dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC+14 và UTC-12, đi gần với kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, Thái Bình Dương, cho đến Nam Cực, được quy định bởi Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884. Thực tế, đường đổi ngày không phải là một đường thẳng dọc kinh tuyến 180 độ, mà là một đường gấp khúc, nhằm cố gắng bảo đảm trên cùng một quốc gia không có 2 ngày cùng được tính. Theo quy định, khi các phương tiện giao thông đi ngang qua đường này, ngày tháng sẽ phải thay đổi. Đi từ bán cầu Tây sang bán cầu Đông qua đường này, tức là đi từ bên phải sang bên trái đường đổi ngày (cũng có nghĩa là đi từ phía đông sang phía tây qua nó), thì phải tăng một ngày. Đi từ bán cầu Đông sang bán cầu Tây, tức là đi từ bên trái sang bên phải của đường này, thì phải giảm một ngày.

2. Quy định đường chuyển ngày quốc tế

Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.

3. Đôi điều về đường chuyển ngày quốc tế

Trong khoảng thời gian từ UTC+10 đến 11:59 UTC mỗi ngày, tại các địa điểm khác nhau trên Trái Đất, người ta sẽ ghi nhận được 3 ngày tháng khác nhau. Thí dụ, lúc 10:15 UTC ngày thứ năm, tại Samoa thuộc Mỹ đồng hồ chỉ 23:15 ngày thứ tư (UTC−11), thứ năm ở hầu hết phần còn lại của thế giới, và 00:15 ngày thứ sáu tại Kiritimati (UTC+14).

Trong giờ đầu tiên của khoảng thời gian trên (10:00–10:59 UTC), 3 ngày tháng khác nhau được ghi nhận tại các địa điểm có cư dân. Ở giờ thứ hai (UTC 11:00–11:59) múi giờ hàng hải UTC−12 không có người ở nên khoảng thời gian này, chỉ có 2 ngày khác nhau được ghi nhận ở những vùng đất có cư dân.

Khoảnh khắc giao thừa đón năm mới diễn ra đầu tiên nơi các đảo nằm trên múi giờ UTC+14. Múi giờ UTC+14 bao gồm một phần của nước Cộng hòa Kiribati, gồm đảo Thiên Niên Kỷ thuộc quần đảo Line, và Samoa trong giai đoạn mùa hè. Thành phố lớn đón ngày mới đầu tiên là Auckland và Wellington, New Zealand (UTC+12; UTC+13 sử dụng giờ mùa hè).

Năm 1995, đường đổi ngày quốc tế được điều chỉnh khiến đảo Caroline (thuộc quần đảo Line thuộc Kiribati) trở thành một trong những nơi trên Trái Đất đón ngày 1 tháng 1 năm 2000 sớm nhất (UTC+14). Hệ quả là, rạn san hô vòng này được đổi tên thành đảo Thiên Niên Kỷ.

Các khu vực đón ngày mới sớm nhất thay đổi theo mùa. Khoảng thời gian hạ chí, khu vực đó có thể là bất cứ nơi đâu trên múi giờ Kamchatka (UTC+12) đủ xa về hướng bắc để quan sát mặt trời nửa đêm. Tại các điểm phân, nơi đầu tiên bước qua ngày mới là đảo Thiên Nhiên Kỷ không có cư dân thuộc Kiribati, là vũng lãnh thổ cực đông nằm ở phía tây đường đổi ngày.

Khoảng thời gian đông chí, địa điểm đầu tiên sẽ là Các trạm nghiên cứu Nam Cực sử dụng múi giờ New Zealand (UTC+13) suốt mùa hè, các nhà nghiên cứu tại đây cũng có thể quan sát hiện tượng mặt trời nửa đêm. Các trạm này bao gồm Trạm Nam Cực Amundsen-Scott, Trạm McMurdo, Căn cứ Scott và Trạm Mario Zucchelli.

Vấn đề này đã có không ít những cuộc tranh luận và cũng xảy ra biết bao nhiêu lầm lẫn và phiền toái. Kể rằng, thế kỷ 19, một thị trấn nhỏ gần Ivancoxevich, nước Nga có một nhân viên bưu điện 7 giờ sáng ngày 1 tháng 9 đánh một bức điện cho bưu điện Chicago. Nhưng điện trả lời lại nói là nhận được lúc 9 giờ 28 phút ngày 31 tháng 8... Điều này khiến chẳng ai hiểu được vì sao đánh điện đi vào tháng 9, người nhận lại nhận được vào tháng 8? Những chuyện như vậy hồi đó vẫn thường xảy ra.

Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884 đã quy định một đường thay đổi ngày quốc tế. Đường này nằm trên kinh độ 180 trong Thái Bình dương. Đây là đường ranh giới giữa "hôm nay" và "ngày mai". Để tránh việc trong cùng 1 nước lại có 2 ngày tháng, đường ranh giới này trên thực tế không phải là một đường gấp khúc. Đường đi bắt đầu từ Bắc cực, qua eo biển Bering, Thái Bình dương, cho đến tận Nam cực. Như vậy sẽ không phải đi qua bất cứ nước nào. Nửa đêm trên đường này lại đúng là 0 giờ, giờ địa phương. Theo quy định, hễ đi ngang qua đường này, ngày tháng sẽ phải thay đổi. Đi từ Tây sang Đông qua đây phải thêm 1 ngày. Đi từ Đông sang Tây phải giảm đi 1 ngày.

Đường đổi ngày quốc tế là ranh giới bắt đầu và kết thúc của 1 ngày, nên múi giờ 12 Đông Tây mà nó đi qua trở thành một múi giờ đặc biệt. Trong múi giờ này, thời gian thống nhất nhưng ngày tháng lại không thống nhất, chỉ cách nhau 1 vạch. Vậy là lại chênh nhau 1 ngày, phía Tây sớm hơn phía Đông 1 ngày. Những người sống trên bán đảo Kamchatka sẽ đón giao thừa sớm nhất thế giới, còn người sống lả Alaska lại phải đợi 1 ngày đêm nữa mới được ăn Tết, trong khi họ chỉ cách nhau trong gang tấc.

Để phù hợp với thời gian nơi đến khi đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến đổi ngày cần? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần câu hỏi trắc nghiệm kèm phần kiến thức mở rộng sẽ giúp các em nắm được bài tốt hơn, từ đó học tốt môn Địa lí 10. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 706 lượt xem
Chủ đề liên quan