Căn cứ vào nguồn gốc nguồn lực được phân loại thành các nhóm? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Căn cứ vào nguồn gốc nguồn lực được phân loại thành các nhóm? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài chi tiết, đồng thời các em tìm hiểu thêm về khái niệm các nguồn lực, phân loại các nguồn lực và vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.

Câu hỏi: Căn cứ vào nguồn gốc nguồn lực được phân loại thành các nhóm?

A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.

C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.

Lời giải:

Đáp án: C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Căn cứ vào nguồn gốc nguồn lực được phân loại thành các nhóm vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

1. Khái niệm các nguồn lực

- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

2. Phân loại các nguồn lực

a. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại nguồn lực như sau:

Căn cứ vào nguồn gốc nguồn lực được phân loại thành các nhóm?

Nguồn lực vị trí địa lí tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông..) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau. Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản):

+ Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất

+ Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.

+ Kinh tế xã hội (dân cư, thị trường, vốn, khoa học kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển...) Có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Căn cứ vào nguồn gốc nguồn lực được phân loại thành các nhóm? (ảnh 2)

b. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

- Nguồn lực bên trong: Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước.

- Nguồn lực bên ngoài: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác.

3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế

- Nguồn lực vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông...) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.

- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản):

+ Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất.

+ Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.

- Kinh tế - xã hội (dân cư, thị trường, vốn, khoa học kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển...) có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

- Hiện nay, nhà nước đã có nhiều những chính sách mở cửa để khuyến khích người dân hoạt động kinh doanh để phát triển kinh tế cá nhân nói chung và kinh tế nước nhà nói riêng. Không chỉ mang tính hội nhập và còn thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Chính vì vậy, nhằm nâng cao tính cạnh tranh thì các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân đề phải có nguồn lực có sẵn làm bước đà phát triển kinh doanh.

- Không chỉ phát triển hoạt động kinh doanh và về chiều sâu luôn luôn chú trọng đến nguồn lực bên trong. Đặc biệt nguồn lực về con người là một trong những yếu tố quyết định quan trọng đến công tác phát triển và quản lý.

- Nếu muốn phát triển bền vững thì cần phải biết nắm bắt được các nguồn lực để kết hợp các nguồn lực có sẵn bên trong và bên ngoài thúc đẩy hoạt động kinh doanh và phát triển chung của kinh tế đem lại hiệu quả.

Căn cứ vào nguồn gốc nguồn lực được phân loại thành các nhóm? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần trả lời câu hỏi này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức, đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 87 lượt xem
Chủ đề liên quan