Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kỹ thuật? Ôn tập Địa 10
Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kỹ thuật? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Gồm câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án cùng với phần mở rộng kiến thức về công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim, công nghiệp điện tử - tin học. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.
Ngành công nghiệp - Địa 10
Trắc nghiệm: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kỹ thuật?
A. Luyện kim.
B. Hóa chất.
C. Năng lượng.
D. Cơ khí.
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Năng lượng.
Công nghiệp năng lượng có vai trò là ngành quan trọng, cơ bản của nền kinh tế, cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại và là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Địa lí các ngành công nghiệp các em nhé!
I. Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò ngành công nghiệp năng lượng
- Là ngành quan trọng, cơ bản.
- Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.
- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
2. Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng
Công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.
a. Khai thác than:
- Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho CN hóa chất
- Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá),sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa liên bang Đức, Ôxtrâylia,..)
b. Khai thác dầu mỏ:
- Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,...
- Trữ lượng, sản lượng, phân bố:Ước tính 400-500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc,...
c. Công nghiệp điện lực:
- Vai trò:Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.
- Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều,... Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.
3. Đặc điểm phân bố CN dầu mỏ và CN điện trên thế giới
- Vai trò:
+ Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỉ thuật, nâng cao đời sống văn minh.
+ Cơ cấu: Nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, điện tuabin khí….
- Sản lượng: Ước tính khoảng 15.000 tỉ KWh
- Phân bố :Chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, EU…
II. Công nghiệp luyện kim
- Gồm luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra kim loại không có sắt).
1. Luyện kim đen
- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại; Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen.
- Sản lượng: Chiếm 90% khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới
- Phân bố: Sản xuất nhiều ở các nước phát triển Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kì…
2. Luyện kim màu
- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành kĩ thuật cao như công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất, bưu chính viễn thông…
- Phân bố:
+ Các nước phát triển: sản xuất.
+ Các nước đang phát triển: cung cấp quặng.
III. Công nghiệp điện tử - tin học
1. Vai trò ngành công nghiệp điện tử - tin học
Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
2. Phân loại (cơ cấu) ngành công nghiệp điện tử - tin học
Gồm 4 phân ngành:
+ Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...
+ Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..) Hồng Kông, Nhật BẢn, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canađa, Đài Loan, Malaixia...
+ Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..): Hồng Kông, Nhật Bản, Singapo, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
+ Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc...
3. Đặc điểm sản xuất và phân bố
+ Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
+ Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..
- Khu công nghiệp tập trung là gì?
- Vì sao đối với các nước đông dân sản xuất nông nghiệp có vai trò chiến lược hàng đầu?
- Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do
- Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải?
- Yếu tố chính tạo nên sóng biển là gì?
- Vì sao giao thông vận tải được xem là mạch máu của ngành kinh tế?
- 7 đới khí hậu chính trên trái đất
Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kỹ thuật? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức môn Địa lí 10, từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Ngữ văn, Toán, Sinh học, Hóa học....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào? Ôn tập Địa 10
- Vai trò của công nghiệp năng lượng là gì? Ôn tập Địa 10
- Lớp vỏ địa lí bao gồm Ôn tập Địa 10
- Các tầng đá của lớp vỏ Trái Đất theo thứ tự từ trên xuống là? Ôn tập Địa 10
- Độ dày của lớp vỏ trái đất từ 5km đến? Ôn tập Địa 10
- Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần là Ôn tập Địa 10
- Vì sao đối với các nước đông dân sản xuất nông nghiệp có vai trò chiến lược hàng đầu? Ôn tập Địa 10
- Khu công nghiệp tập trung là gì? Ôn tập Địa 10
- Điểm công nghiệp là gì? Ôn tập Địa 10
- Tỉ suất tử thô là gì? Ôn tập Địa 10
- Nguồn lực kinh tế là gì? Ôn tập Địa 10
- Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung là gì? Ôn tập Địa 10