Hiện tượng uốn nếp là gì? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Hiện tượng uốn nếp là gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài ngắn gọn, đầy đủ đồng thời để các em tìm hiểu thêm kiến thức mở rộng về hiện tượng uống nếp: Nguyên nhân của hiện tượng uốn nếp, Hệ quả của hiện tượng uốn nếp, Nội lực, Tác động của nội lực, Câu hỏi trắc nghiệm...Được Khoahoc chia sẻ chi tiết dưới đây. Các em tham khảo nhé.

Trả lời câu hỏi: Hiện tượng uốn nếp là gì?

- Hiện tượng uốn nếp là một hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp nhưng tính chất liên tục của nó không bị phá vỡ.

Kiến thức tham khảo về hiện tượng uốn nếp

1. Nguyên nhân của hiện tượng uốn nếp

Nguyên nhân của hiện tượng uốn nếp là do tác động của lực nằm ngang, xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao

Hiện tượng uốn nếp là gì?

2. Hệ quả của hiện tượng uốn nếp

Hệ quả của hiện tượng uống nếp là đá bị xô ép, uốn cong, tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp.

3. Nội lực

- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân của nội lực: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực, phản ứng hóa học…

4. Tác động của nội lực

Thông qua các vận động kiến tạo, hoạt động động đất, núi lửa…

a. Vận động theo phương thẳng đứng

- Vận động theo phương thẳng đứng là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng.

- Diễn ra trên một diện tích lớn.

- Thu hẹp, mở rộng diện tích lục địa một cách chậm chạp và lâu dài.

- Kết quả: Biển tiến hay biển thoái, lục địa được mở rộng hay thu hẹp.

b. Vận động theo phương nằm ngang

- Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách dãn… gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

- Hiện tượng uốn nếp

- Mối quan hệ giữa sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo với việc hình thành các nếp uốn:

- Trong quá trình dịch chuyển các mảng có nhiều kiểu tiếp xúc và khi mà hai mảng xô vào nhau thì chỗ tiếp xúc của các mảng đất đá bị dồn ép lại nhô lên hình thành cá dãy núi uốn nếp.

- Ví dụ: Các vực sâu các đảo núi lửa kèm theo động đât núi lửa như sự xô vào của mảng Bắc Mĩ và Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây Châu Mĩ.

- Hiện tượng đứt gãy

+ Do tác động của lực nằm ngang.

+ Xảy ra ở vùng đá cứng.

+ Đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch.

+ Tạo ra các địa hào, địa lũy…

c. Bảng so sánh hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy

Hiện tượng Uốn nếp

Hiện tượng Đứt gãy

Khái niệm hiện tượng

Là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp

Là lớp đất đá bị đứt gãy dịch chuyển ngược nhau

Nguyên nhân của hiện tượng

Tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở nơi đá cao mềm có độ dẻo cao.

Nơi đá có độ cứng cao, các lớp đá bị thay đổi về tính chất liên tục.

Kết quả của hệ tượng

Cường độ yếu tạo thành nếp uốn

Cường độ mạnh tạo thành uốn nếp.

Cường độ yếu tạo thành đứt gãy

Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào.

5. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương năm ngang?

A. Tạo nên những nơi núi uốn nếp.

B. Sinh ra những địa luỹ, địa hào.

C. Các lục địa nâng lên, hạ xuống.

D. Có hiện tượng động đất, núi lửa.

Câu 2: Phát biêu nào sau đây không đúng vói vận động nội lực theo phương thăng đưng ?

A. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.

B. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi.

C. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.

D. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây là kết quả cùa sự vận động nội lực theo phương thẳng đứng?

A. Núi uốn nếp.

B. Các địa luỹ.

C. Các địa hào.

D. Lục địa nâng.

Hiện tượng uốn nếp là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích giúp các em học tốt môn Địa lí lớp 10, đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa học, Ngữ văn, tiếng Anh,....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 345 lượt xem
Chủ đề liên quan