Sóng biển là gì, Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Sóng biển là gì, Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài chi tiết, đầy đủ, ngoài ra các em tìm hiểu thêm về sự vận động của nước biển và đại dương cũng như kiến thức tham khảo qua các câu hỏi liên quan. Mời các em cùng tham khảo.

Câu hỏi: Sóng biển là gì? Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển?

Lời giải:

- Sóng biển: là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

- Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

Sóng biển là gì, Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển?

1. Độ muối của nước biển và đại dương

- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o.

- Độ muối là do: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Ví dụ: Biển Việt Nam: 33%o, Biển Ban tích: 32%o, Biển Hồng Hải: 41%o…

2. Sự vận động của nước biển và đại dương

Có 3 sự vận động chính:

a. Sóng

– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

b. Thủy triều

– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

– Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

– Có 3 loại thủy triều:

+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.

+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần

+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.

– Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.

+ Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)

+ Triều kém:

  • Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)
  • Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)

c. Các dòng biển

– Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

– Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới

– Có 2 loại dòng biển: dòng biển Nóng và dòng biển Lạnh.

3. Kiến thức tham khảo qua các câu hỏi liên quan

* Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Độ muối (độ mặn nước biển, đại dương) khác nhau do tác động của các yếu tố:

– Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).

– Lượng bay hơi nước.

– Nhiệt độ môi trường không khí.

– Lượng mưa.

– Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở).

– Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.

* Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất.

Nguyên nhân hình thành thủy triều chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

* Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

– Các dòng biển chảy thành dòng, nếu có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc nhiệt độ thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua.

– Vì vậy, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều, còn nếu là dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu lạnh khô và mưa ít.

Sóng biển là gì, Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, từ đó học tốt môn Địa lý lớp 10. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 287 lượt xem
Chủ đề liên quan