Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Gồm câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án để các em so sánh, kèm theo kiến thức mở rộng về các ngành công nghiệp: Công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim, Công nghiệp cơ khí, Công nghiệp điện tử - tin học....Dưới đây là nội dung của bài, các em tham khảo nhé.

Trắc nghiệm: Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?

A. Bắc Mĩ.

B. Châu Âu.

C. Trung Đông.

D. Châu Đại Dương.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Trung Đông

Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực Trung Đông

Kiến thức mở rộng về các ngành công nghiệp

I. Công nghiệp năng lượng

- Vai trò: Là ngành quan trọng, cơ bản của một quốc gia; là cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại và là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

- Cơ cấu: Công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.

Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?

- Phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới

+ Ngành khai thác dầu: khai thác nhiều ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La Tinh, Đông Nam Á.

Hình 32.1. Trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới, thời kí 2000 - 2003

Hình 32.2. Khai thác dầu khí trên biển ở Việt Nam

+ Công nghiệp điện lực: tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới: Na uy, Ca na đa, Thụy Điển, Phần Lan, Cô oét, Hoa Kì,…

II. Công nghiệp luyện kim

- Gồm luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra kim loại không có sắt).

1. Luyện kim đen

- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại; Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen.

- Sản lượng: Chiếm 90% khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới

- Phân bố: Sản xuất nhiều ở các nước phát triển Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kì…

2. Luyện kim màu

- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành kĩ thuật cao như công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất, bưu chính viễn thông…

- Phân bố:

+ Các nước phát triển: sản xuất.

+ Các nước đang phát triển: cung cấp quặng.

III. Công nghiệp cơ khí

IV. Công nghiệp điện tử – tin học

1. Vai trò

- Là một ngành công nghiệp trẻ.

- Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

Sản xuất linh kiện điện tử - tin học

2. Cơ cấu

- Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm).

- Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,…).

- Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa,…).

- Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại,…).

3. Đặc điểm sản xuất và phân bố

- Đặc điểm sản xuất:

+ Ít gây ô nhiễm môi trường.

+ Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng.

+ Yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..

V. Công nghiệp hóa chất

VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

1. Vai trò

- Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh

2. Đặc điểm sản xuất và phân bố

- Đặc điểm sản xuất:

+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.

+ Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.

+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

+ Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...

+ Phân bố: Ở các nước đang phát triển

- Ngành công nghiệp dệt may:

+ Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển

+ Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản,...

VII. Công nghiệp thực phẩm

1. Vai trò

- Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

- Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Làm tăng giá trị của sản phẩm.

- Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

2. Đặc điểm - phân bố

- Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

- Phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.

+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.

+ Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích, tìm hiểu thêm về các ngành công nghiệp, đồng thời củng cố kiến thức môn Địa lí lớp 10. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa học, Ngữ văn, tiếng Anh,....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 47 lượt xem
Chủ đề liên quan