Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập, nêu dẫn chứng? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập, nêu dẫn chứng? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, đầy đủ, hy vọng các em sẽ nắm bài tốt hơn. Đồng thời các em nắm chắc khái niệm bản đồ, cách thành lập bản đồ, ý nghĩa bản đồ để từ đó biết tác dụng của bản đồ trong học tập. Mời các em tham khảo.

Câu hỏi: Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập. Nêu dẫn chứng minh họa?

Trả lời:

- Bản đồ là phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.

- Ví dụ: Thông qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (tọa độ địa lí), ở vào đới khí hâu nào, chiu ảnh hưởng của biển như thế nào, liên hệ với các trung tâm kinh tế và xã hội ra sao...

Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập, nêu dẫn chứng?

1. Khái niệm bản đồ, cách thành lập bản đồ

- Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí từ mặt đất lên mặt phẳng thông qua hệ thống các kí hiệu riêng có chọn lọc.

- Cách thành lập bản đồ: Để thành lập bản đồ người ta phải dùng các phép chiếu hình bản đồ để thể hiện Trái Đất hoặc một châu lục, một quốc gia vùng lãnh thổ nào đó lên bản đồ.

2. Phép chiếu hình bản đồ

- Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.

- Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản: Có 3 phép chiếu hình bản đồ cơ bản là: Phép chiếu phương vị, Phép chiếu hình nón, Phép chiếu hình trụ.

a. Phép chiếu phương vị

- Khái niệm: Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.

- Cách thể hiện: Vị trí tiếp xúc khác nhau có phép chiếu phương vị khác nhau: có 3 phép chiếu phương vị đó là:

+ Phép chiếu phương vị đứng.

+ Phép chiếu phương vị ngang.

+ Phép chiếu phương vị nghiêng.

b. Phép chiếu hình nón

- Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình nón.

- Cách thể hiện: Vị trí tiếp xúc của hình nón khác nhau có các phép chiếu hình nón khác nhau. Có 3 phép chiếu hình nón đó là:

+ Phép chiếu hình nón đứng

+ Phép chiếu hình nón ngang

+ Phép chiếu hình nón nghiêng

c. Phép chiếu hình trụ

- Phép chiếu hình trụ thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt chiếu là hình trụ.

- Cách thể hiện: Tùy theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với quả cầu, có các phép chiếu hình trụ khác nhau:

+ Phép chiếu hình trụ đứng

+ Phép chiếu hình trụ ngang

+ Phép chiếu hình trụ nghiêng.

Ứng với mỗi dạng bản đồ người ta dùng một phép chiếu hình bản đồ tương ứng để thành lập, có phép chiếu thành lập bản đồ chính xác về diện tích, có phép chiếu hình thành lập bản đồ chính xác về hình dạng lãnh thổ.

3. Ý nghĩa của bản đồ

* Trong thực tiến:

+ Bản đồ là người dẫn đường trên bộ, trên biển và trên không.

+ Bản đồ là tài liệu không thể thiếu trong quân sự (cung cấp các thông tin về địa hình để vạch ra kế hoạch tác chiến).

+ Trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải…bản đồ dùng để khảo sát, thiết kế, nhất là các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.

+ Trong nông nghiệp, bản đồ dùng để quy hoạch, quản lý đất đai, phân vùng quy hoạch đất, xây dựng thủy lợi.

+ Trong giáo dục đào tạo: bản đồ là giáo cụ trực quan, là cuốn “sách giáo khoa” thứ hai trong công tác giảng dạy và học tập các môn địa lý và lịch sử. Bản đồ còn là công cụ để tuyên truyền, quảng cáo nâng cao trình độ văn hoá chung của nhân dân.

+ Trong kinh tế – xã hội: Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong ngành Du lịch. Bản đồ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quy hoạch định hướng phát triển kinh tế cho mỗi quốc gia, mỗi ngành kinh tế xã hội.

* Trong khoa học:

+ Bản đồ là công cụ để nghiên cứu khoa học trong nhiều ngành kinh tế quốc dân .

+ Bản đồ là nguồn cung cấp thông tin cần thiết và chính xác.

+ Bản đồ cho ta cái nhìn tổng quan như nhìn mô hình không gian khách quan thực tế.

* Trong xây dựng công nghiệp, năng lượng, giao thông và các công trình khác, bản đồ được sử dụng rộng rãi để tiến hành các công việc thiết kế và chuyển các thiết kế kỹ thuật ra thực địa.Bản đồ không thể thiếu được trong xây dựng thuỷ lợi, cải tạo đất, quy hoạch đồng ruộng và chống xói mòn, trong tổ chức và quy hoạch kinh tề rừng.

* Trong học tập: Bản đồ là phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí. Qua bản đồ còn so sánh được hình dạng và quy mô giữa các châu lục ; biết được sự phân bố của các dãy núi và độ cao của chúng, biết được độ dải của một con sông, phạm vi lưu vực sông… cũng như sự phân bố dân cư, phân bố các trung tâm công nghiệp…

* Trong đời sống: Bản đồ như là một phương tiện được sử dụng rộng rãi để nhận biết trong đời sống hằng ngày như: xác định đường đi, phương hướng, xác định vị trí và đường di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết… đều phải dựa vào bản đồ.

Vị trí trên từng điểm trên bản đồ đã được hệ thống hoá trên máy tính, trên giấy.. Ngành nghề công nghiệp nào cũng cần đến bản đồ để lên kế hoạch xấy dựng và thiết kế vị trí công trình của mình.

Ví dụ : Làm thuỷ lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, quy hoạch xây dựng các trung tâm công nghiệp, mở các tuyến đường giao thông… Tất cả những công việc đó muốn làm tốt đểu phải sử dụng bản đồ.

*Trong quân sự: Nghiên cứu địa hình trên bản đồ là một điều vô cùng cần thiết mà bất cứ người chỉ huy nào cũng cần phải biết rõ. Nắm chắc các yếu tố về địa hình để chỉ đạo tác chiến trên đất liền, trên biển và trên các địa hình khác giúp cơ hội thành công cao hơn rất nhiều. Điều kiện không cho phép nên không phải lúc nào cũng ra ngoài thực địa để nghiên cứu được cụ thể nên thiếu tính tổng quát. Vì vậy, vai trò của bản đồ địa hình dùng trong quân sự là không thể thiếu nó là phương tiện hỗ trợ các hoạt động của người chỉ huy trong quân sự.

Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập, nêu dẫn chứng? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần hướng dẫn chi tiết này các em sẽ giúp các em nắm chắc nội dung của bài đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu với nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 36 lượt xem
Chủ đề liên quan